Bà Vũ Kim Hạnh nói về vai trò của tiêu chuẩn hàng hóa

Phạm Sơn Thứ hai, 07/11/2022 - 11:33

Hơn 20 năm đồng hành với chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn, Nhà báo Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, vẫn luôn tâm niệm, tiêu chuẩn vừa là phương tiện để doanh nghiệp nội nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa là chìa khóa giúp người nông dân tự làm chủ sinh kế.

Bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986), nhưng phải đến năm 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ, hoạt động hội nhập kinh tế mới được khởi động.

Từ đó đến nay, Việt Nam đã duy trì được độ mở rất lớn của nền kinh tế, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng gấp đôi GDP, tổng vốn FDI lũy kế hơn 400 tỷ USD. Quan hệ kinh tế quốc tế trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra một thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đó là nguy cơ hàng Việt phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp của hàng ngoại nhập, ngay trong thị trường nội địa. Ngoài “lợi thế sân nhà”, doanh nghiệp Việt hầu như chịu lép vế so với đối thủ, từ vốn, công nghệ cho đến năng lực quản trị.

Lợi thế sân nhà được tận dụng thể hiện qua chính câu khẩu hiệu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Vào năm 1996, cũng là một dấu mốc hội nhập quan trọng của Việt Nam là gia nhập ASEAN, chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) do người tiêu dùng bình chọn được báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức, nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời trả lời câu hỏi của người tiêu dùng là “ủng hộ hàng Việt là ủng hộ hàng nào”?

Ông Đặng Văn Thành: 'Doanh nhân cần tự tin trước hội nhập và công nghiệp 4.0'

Sau hơn 20 năm, Hàng Việt Nam chất lượng cao đã trở thành một chứng nhận danh giá dành cho cộng đồng doanh nghiệp, là “bệ đỡ” quan trọng giúp nhiều cái tên vươn lên chiếm lĩnh thị trường, có thể kể đến như PNJ, Vinamilk, Vissan…

Tiếp nối sự thành công đó, một bộ tiêu chuẩn mới là HVNCLC – Chuẩn hội nhập đã được Hội doanh nghiệp HVNCLC xây dựng. Theo bà Hạnh, bộ tiêu chuẩn này giống như một sự ghi nhận cho những nỗ lực nâng cao chất lượng hàng Việt Nam lên chuẩn quốc tế, đủ sức “sánh vai” với hàng ngoại ngay trên kệ hàng của họ.

Vai trò của tiêu chuẩn

“Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng mình có hàng hóa tốt thì mình bước vào được thị trường thế giới, nhưng hóa ra lại chẳng qua nổi “vòng gửi xe””, bà Hạnh nói tại chuyên đề thảo luận Kinh doanh tạo tác động xã hội - hướng đến mô hình phát triển cân bằng, hài hòa và bền vững do Viện Social Life tổ chức.

Đó chính là lý do cần thiết phải xây dựng những tiêu chuẩn chứng nhận. Thông qua đạt được tiêu chuẩn này, thị trường mới có thể nhìn nhận những nỗ lực của doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh sao cho tốt, hàng hóa, dịch vụ cung cấp có đủ chất lượng, an toàn với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sự việc vừa qua khi một loạt mặt hàng rau được bán trong siêu thị lớn lại bị phát hiện là đang sử dụng chứng nhận VietGAP giả, đã phần nào làm “tổn thương” niềm tin của người tiêu dùng. Và “con sâu làm rầu nối canh”, người tiêu dùng lại quay ra nghi ngờ các thương hiệu đạt chứng nhận khác, bao gồm cả những thương hiệu rất “chuẩn chỉ”.

Thủ tướng: Cần xây dựng niềm tin với thương hiệu Việt

Nói về điều này, bà Hạnh nhận xét, đây là tâm lý khá phổ biến của một bộ phận người Việt, là tìm cách giải quyết theo hướng “đối phó”. Khi được yêu cầu phải đạt chuẩn chất lượng, thay vì thay đổi mô hình, nâng cao trách nhiệm, một số doanh nghiệp lựa chọn cách "chạy chọt”, mua chứng nhận.

Những doanh nghiệp kể trên đã hiểu sai về tiêu chuẩn, nghĩ rằng đó là một cái tài sản gì đó có thể mua được. Thực tế, theo chủ tịch Hội doanh nghiệp HVNCLC, tiêu chuẩn là con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi qua.

“Thông qua thực hành những tiêu chuẩn, doanh nghiệp học được cách thực hành quy trình sao cho đảm bảo ổn định, kỷ luật trong sản xuất, từ đó xây dựng được niềm tin với khách hàng”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Thay đổi tư duy của doanh nghiệp không phải điều đơn giản, thay đổi suy nghĩ của người dân lại càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là thách thức trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, đặc biệt là trong nông nghiệp, khi người nông dân đã quen với phương cách canh tác, sản xuất cũ. Việc áp dụng những chuẩn ngặt nghèo về đất đai, nguyên liệu, nguồn nước, phân bón khiến bà con cảm thấy lúng túng.

Thậm chí, có người còn nói: “Tôi làm nông kinh nghiệm mấy chục năm nay vẫn như vậy, có làm sao đâu mà phải thay đổi, phải bày ra đủ thứ khó khăn”!

Theo bà Hạnh, canh tác nông nghiệp không tuân theo các tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc người nông dân “sẽ mãi bị chèn ép”, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Rồi những nỗi đau bị ép giá, câu chuyện “được mùa mất giá” lại tiếp diễn, không biết đến khi nào mới có hồi kết.

Đây cũng chính là lý do trong số khoảng gần 200 doanh nghiệp HVNCLC – Chuẩn hội nhập, có đa số là doanh nghiệp làm về thực phẩm và nông sản. Hội doanh nghiệp HVNCLC thực hiện các công việc từ đưa ra yêu cầu cho đến hướng dẫn thực hiện, sau đó thẩm định và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.

Trong suốt quá trình đó, bà Hạnh cùng đội ngũ Hội doanh nghiệp HVNCLC cũng luôn đồng hành với những người nông dân, là người trực tiếp phải thực hành nhiều tiêu chí. Hướng dẫn, đào tạo thôi chưa đủ, bà Hạnh tổ chức nhiều hoạt động như Phiên chợ xanh tử tế cuối tuần tại TP.HCM để kết nối người nông dân với người tiêu dùng, đưa người nông dân đi tham gia hội chợ quốc tế để học hỏi kinh nghiệm của các nước…

Một trong những bí quyết của bà Hạnh là tạo ra sự kết nối giữa những người nông dân, theo các nhóm như thực phẩm, trái cây, rau, cá… Các thành viên trong nhóm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau và hoạt động “duy tu bất tận”. Nhờ đó, chất lượng nông sản ngày càng đi lên, sinh kế của bà con cũng được đảm bảo một cách bền vững.

Thủ tướng: Cần xây dựng niềm tin với thương hiệu Việt

Thủ tướng: Cần xây dựng niềm tin với thương hiệu Việt

Tiêu điểm -  2 năm

Niềm tin đó được hội tụ bởi nhiều nhân tố như chất lượng, giá trị sản phẩm, đạo đức kinh doanh chuẩn mực, hình ảnh người đứng đầu doanh nghiệp tốt, sự đóng góp, tính nhân văn của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, với đất nước và với các đối tác, bạn bè quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra cách xây dựng và nâng hạng thương hiệu quốc gia, cũng như thương hiệu của các doanh nghiệp Việt.

Nhiều thương hiệu đổi mới để chinh phục khách hàng thời kỳ mới

Nhiều thương hiệu đổi mới để chinh phục khách hàng thời kỳ mới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Việc Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh các ngân hàng, tổ chức tín dụng vào “Top những thương hiệu tài chính” nổi bật đã ghi nhận xứng đáng những nỗ lực của ngân hàng sau quá trình liên tục cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ, sản phẩm và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  18 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  22 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  22 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  22 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?