Kinh tế tuần hoàn đóng góp cho cam kết COP26 như thế nào?
Cùng với chuyển đổi sang năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn là giải pháp cấp thiết để thực hiện hóa cam kết trung hòa carbon.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường hợp tác với doanh nghiệp triển khai dự án tái chế tuần hoàn khép kín "lon thành lon".
Dự án nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ tái chế của vật liệu nhôm được sử dụng trong vỏ lon đựng đồ uống, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với lon nhôm.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và môi trường, lon nhôm là “sản phẩm hoàn hảo cho kinh tế tuần hoàn” bởi tiềm năng tái chế vô hạn. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, lon nhôm có tỷ lệ thu gom và tái chế rất cao, có nơi đạt 99%.
Việc tái chế lon nhôm đóng góp tích cực cho mục tiêu được đề ra tại Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030, hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050 như cam kết tại COP26.
Cụ thể, theo Quỹ Ellen Macathur, tái chế lon nhôm giúp tiết kiệm 95% năng lượng so với việc sản xuất từ nhôm nguyên sinh.
Dự án đặt mục tiêu thu gom khoảng 50 triệu lon nhôm, tương đương với khoảng 620 tấn lon nhôm mỗi năm tại TP.HCM. Công tác thu gom do Công ty Cổ phần Lagom đảm nhận.
Lon nhôm sau khi thu gom sẽ được chuyển đến cơ sở của Tập đoàn Anglo Asia đến từ Thái Lan để xử lý khử sơn, băm nhỏ. Một doanh nghiệp Thái Lan khác là Công ty TNHH UACJ thực hiện sản xuất tấm lon nhôm tái sinh, rồi chuyển đến cho Công ty TNHH TBC-BALL Việt Nam sản xuất thành lon nhôm mới.
Với những lợi ích thiết thực từ việc tái chế lon nhôm, dự án kỳ vọng sẽ tạo ra được một hình mẫu trong việc triển khai hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn, lấy đó làm động lực và kinh nghiệm xây dựng kinh tế tuần hoàn cho các ngành và loại vật liệu khác. Theo Quỹ Ellen Macarthur, xi măng; nhựa; thép; nhôm và thực phẩm là các ngành mũi nhọn để triển khai kinh tế tuần hoàn.
Cùng với chuyển đổi sang năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn là giải pháp cấp thiết để thực hiện hóa cam kết trung hòa carbon.
Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.
Sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp lớn và sự hợp tác, kết nối chặt chẽ là chìa khóa để các sáng kiến, dự án kinh tế tuần hoàn ở quy mô vừa và nhỏ có thể phát huy tác dụng, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn của đất nước.
Dự án thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 300 – 400 tấn rác thải mỗi năm xả ra dòng sông Mê Kông.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.