Hàng loạt dự án sai phạm do giám sát chưa nghiêm
Theo các chuyên gia về xây dựng, quy hoạch, cần năng cao năng lực quản lý, tránh trường hợp giao dự án cho doanh nghiệp nhưng không giám sát chặt chẽ dẫn đến xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
Việc chỉ ra và báo cáo những sai phạm giúp nâng cao tính minh bạch, trong sạch và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, câu hỏi “làm thế nào” để tránh “vạch áo cho người xem lưng” vẫn còn bỏ ngỏ.
Cuối năm 2017, đầu năm 2018, khắp mạng xã hội tràn ngập hashtag #MeToo (#TôiCũngVậy), phong trào kêu gọi mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, vạch trần hành vi quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt tại nơi làm việc.
Không chỉ là một từ khóa, phong trào này sau đó đã lan rộng và bùng nổ khi rất nhiều câu chuyện được đưa ra ánh sáng cùng nhiều tên tuổi lớn trong nhiều lĩnh vực như điện ảnh hay chính trị.
Không ít người tự hỏi nếu như không có phong trào trên cùng sự dũng cảm của nhiều người, không biết tình trạng còn kéo dài đến bao giờ.
Trong kinh tế, thời gian gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp lớn, tên tuổi lớn đã bị phát giác sai phạm và chỉ cần một động tác tìm kiếm từ khóa “sai phạm”, hàng chục nghìn kết quả được trả về chỉ trong chưa đầy 1 giây với những tin tức mới nhất.
Điều này đặt ra câu hỏi cho những người chủ, những người trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và ngay cả nhân viên về việc làm sao phát hiện và xử lý sớm sai phạm, không để tạo ra hậu quả lớn đối với doanh nghiệp.
Tăng minh bạch thông qua báo cáo sai phạm
Phát biểu tại hội thảo “Hệ thống báo cáo sai phạm và Bộ quy tắc quản trị công ty Vương Quốc Anh hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam thế nào”, ông Vũ Bằng, nguyên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên là do các ông chủ doanh nghiệp không chú ý đến lợi ích chung mà quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân.
“Điều này tác động xấu không chỉ đến cá nhân các ông chủ mà còn đến doanh nghiệp, cổ đông và cả tính lành mạnh của thị trường”.
Để có thể gia tăng cạnh tranh, tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư, hệ thống báo cáo sai phạm và quản trị công ty tốt được nhận định là những mắt xích quan trọng. Hai yếu tố này đồng thời sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp hiệu quả trong nội bộ, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế.
Chia sẻ cùng quan điểm, bà Elizabeth Richards, Giám đốc chuyên môn về quản trị doanh nghiệp của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) nhận định: “Hệ thống báo cáo sai phạm được đánh giá là nhân tố thành công quan trọng giúp các doanh nghiệp phòng ngừa và phát hiện gian lận, đặc biệt trong các công ty tài chính”.
“Hệ thống này không chỉ giúp phát hiện sai phạm trong tổ chức mà còn được sử dụng làm công cụ quản trị công ty, từ đó ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận, góp phần bảo vệ danh tiếng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Mặc dù đóng vai trò như một bộ lọc trong quá trình minh bạch hóa và trong sạch hóa doanh nghiệp, việc phát triển hệ thống báo cáo sai phạm cũng như gia tăng sự tham gia của các thành viên vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và gặp nhiều khó khăn do phần lớn doanh nghiệp còn nhỏ cũng như tâm lý e dè của con người.
Chia sẻ với TheLEADER bên lề hội thảo, ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam cho biết trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân đối giữa chi phí và lợi ích trong việc hình hành các ban bệ.
Tuy nhiên, “chúng ta có thể không tổ chức một bộ máy cồng kềnh nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc’, ông Hùng nhấn mạnh.
Khi một doanh nghiệp có sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài, điều quan trọng là sự công bằng và minh bạch cho các nhà đầu tư. Theo vị Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam, “Dù có ít nhà đầu tư, ít người trong HĐQT thì vẫn cần sự minh bạch giữa các nhà đầu tư này và vì lợi ích chung của doanh nghiệp. Điểm cốt lõi là làm sao hài hòa chung lợi ích của các bên”.
Cần nghĩ về yếu tố tích cực báo cáo sai phạm mang lại
Các ý kiến tại hội thảo đều thừa nhận là hệ thống báo cáo sai phạm của doanh nghiệp Việt chưa phát triển và chưa được áp dụng hiệu quả một phần xuất phát từ tâm lý e dè, e ngại, xem báo cáo sai phạm như việc thù hằn cá nhân.
Bên cạnh đó, sai phạm một khi đã được phát hiện sẽ làm cản trở đến công việc đang được vận hành và thậm chí việc báo cáo bị rò rỉ có thể thu hút sự vào cuộc của báo chí, cơ quan chức năng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và kinh doanh của doanh nghiệp.
Để xử lý tốt vấn đề này, ông Hoàng Đức Hùng cho rằng “không nên đưa ra một kênh báo cáo sai phạm riêng mà nên lồng ghép thêm cơ chế feedback, đóng góp ý kiến xây dựng. Chúng ta nên tạo ra một cơ chế bao gồm cả báo cáo sai phạm và cả những sáng kiến để vận hành tốt hơn”.
Theo ông Hùng, doanh nghiệp cũng cần tạo dựng được niềm tin và bảo vệ người đóng góp ý kiến.
Với chuỗi dài kinh nghiệm làm về quản trị và tư vấn, bà Elizabeth Richards nhận định nỗi sợ hãi của những người báo cáo là điểm trọng tâm của cả hệ thống báo cáo bởi chỉ có sự tự tin mới đẩy hệ thống tiến lên phía trước.
“Hãy nghĩ đến những việc cần làm với những báo cáo nhận được và chúng nên tạo ra một cuộc điều tra độc lập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghĩ về yếu tố tích cực mà những người tố giác mang lại cho công ty. Điều quan trọng hơn là mọi người trong doanh nghiệp cần cam kết thực hiện theo đúng quy trình và thủ tục cho dù họ là ai và ở vị trí nào”, bà Elizabeth Richards nhấn mạnh khi trao đổi với TheLEADER.
Tại hội thảo, bà cũng lưu ý rằng doanh nghiệp cần định nghĩa rõ ràng về báo cáo sai phạm để tránh tình trạng những vấn đề nhỏ nhặt cũng bị kéo vào việc báo cáo.
Ngoài ra, “không nhầm lẫn giữa người báo cáo sai phạm với người làm chứng. Khi có báo cáo sai phạm thì cần tiến hành điều tra nhưng khi điều tra không thể coi người báo cáo là người làm chứng mà cần kiểm chứng từ những nguồn khác”.
Việc điều tra phải độc lập, cần tách biệt để bản thân người báo cáo và người bị cáo buộc cũng được bảo vệ.
Theo các chuyên gia về xây dựng, quy hoạch, cần năng cao năng lực quản lý, tránh trường hợp giao dự án cho doanh nghiệp nhưng không giám sát chặt chẽ dẫn đến xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
Kết luận thanh tra cho thấy, việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, BOT tại Hà Nội trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sai sót, vi phạm.
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.