Nghị định 71: Có lấp được lỗ hổng quản trị?
Nghị định 71 có nhiều thay đổi tích cực giúp giải quyết những khúc mắc trong quản trị doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia về xây dựng, quy hoạch, cần năng cao năng lực quản lý, tránh trường hợp giao dự án cho doanh nghiệp nhưng không giám sát chặt chẽ dẫn đến xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
Thanh tra Chính phủ “khui” hàng loạt dự án sai phạm
Thời gian gần đây, Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng cùng các cơ quan quản lý nhà nước đã liên tục công bố các kết luận thanh tra, “khui” hàng loạt sai phạm của các doanh nghiệp, dự án xây dựng.
Một trong những vấn đề nóng nhất trong tuần qua phải kể đến việc Thanh tra Chính phủ đưa ra kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo đó, một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án BT đã được UBND TP. Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt, chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất.
Một số dự án như dự án Nhà máy nước Yên Sở, kéo dài thời gian thi công thêm 18 tháng, chi phí phát sinh thêm 11,5 triệu USD. Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài thi công một số hạng mục cầu vượt Sông Nhuệ, phát sinh gần 8 tỷ đồng do tăng mật độ cọc…
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng công bố nhiều sai phạm lớn tại hai dự án "cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội" và dự án khu đô thị Mỹ Đình II do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Sai phạm lớn nhất của HUD trong hại dự án này là về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, chủ yếu là tiền sử dụng đất, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Gần đây nhất, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra về đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu đô thị của TP. Hà Nội giai đoạn 2002 - 2014.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án xây dựng do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư , doanh nghiệp này đã không thực hiện nghĩa vụ nộp quỹ đất, xác định chi phí phát triển dự án không đúng quy định gây thất thu ngân sách, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với phần diện tích đất làm nhà trẻ, đất công cộng và đất bãi đỗ xe.
Ngoài ra, hàng loạt dự án khu nhà ở Đại Mỗ, tại xã Đại Mỗ, (quận Nam Từ Liêm), dự án khu chức năng đô thị Xuân Phương, dự án khu nhà ở số 628 Hoàng Hoa Thám, khu đô thị Đặng Xá… của Viglacera cũng xác định không đúng chi phí phát triển dự án trong quá trình tính tiền sử dụng đất, gây thất thu ngân sách.
Hay mới đây, Bộ Xây dựng cũng vừa có kết luận thanh tra đối với hai dự án tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) của Công ty CP Tập đoàn FLC trong việc thực hiện công tác xây dựng theo quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng và hoạt động kinh doanh bất động sản. Theo đó, hàng chục công trình tại 2 dự án của Tập đoàn FLC đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa được nghiệm thu chất lượng.
Trách nghiệm lớn thuộc về quản lý cấp cơ sở?
Liên quan đến hàng loạt sai phạm tại các dự án lớn được Thanh tra Chính phủ nêu rõ, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: “Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc rất mạnh mẽ nhằm làm rõ hàng loạt những sai phạm của doanh nghiệp và dự án, đây là việc làm rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là thanh tra cấp cơ sở, thanh tra địa phương trên địa bàn dự án triển khai đã ở đâu khi để xảy ra sai phạm như vậy”?
Theo đúng quy trình, thanh tra địa phương phải là đơn vị sát sao, giám sát dự án chặt chẽ nhất. Khi phát hiện dự án có những sai phạm vượt tầm kiểm soát cần báo cáo các cơ quan trung ương để tìm hướng giải quyết. Bởi Thanh tra Chính phủ ở tầm quốc gia chỉ giải quyết các vấn đề sai phạm lớn, không thể bao quát hết được tất cả các dự án trên cả nước.
“Trong khi đó, những vấn đề lớn như dự án của FLC tại Bình Định, lẽ ra tỉnh Bình định phải báo cáo Thủ tướng và các cơ quan quản lý nhà nước để xin ý kiến giải quyết chứ không được tự ý ưu ái cho FLC thực hiện dự án như vậy. Đây rõ ràng là việc làm sai nguyên tắc” ông Liêm nhận định.
Cần nâng cao năng lực giám sát
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, sai phạm tại hàng loạt dự án BT, BOT phần lớn có liên quan đến vấn đề tiến độ và chất lượng công trình. Nguyên nhân là do quá trình giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa chặt chẽ, sát sao với dự án dẫn đến nhiều sai phạm về chất lượng.
Ở khía cạnh khác, theo ông Phạm Sỹ Liêm, để xảy ra những sai sót như vậy, trước hết là do các văn bản pháp luật quy định không rõ, dẫn đến lợi ích nhóm hoạt động mạnh. Thứ hai là những sai sót liên quan đến quá trình xây dựng.
Tuy nhiên, những sai phạm dẫn tới hàng loạt những hệ lụy nghiêm trọng như vậy phần lớn lại không phải do quá trình thi công, thiết kế mà do các sai phạm của chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ ba, luật pháp hiện chưa quy định về nghiệm thu quy hoạch tổng thể dự án khi hoàn thành mà chỉ có quy định nghiệm thu từng hạng mục công trình. Điều này dẫn đến việc nhiều chủ đầu tư khi thi công đã “ăn bớt” đất công của dự án (phần diện tích lẽ ra được sử dụng để xây công viên, cây xanh, xây dựng trường học, khu vui chơi công cộng…) để sử dụng vào mục đích khác nhằm tư lợi. Điều này lý giải tại sao nhiều hạng mục công trình rõ ràng có trong quy hoạch dự án nhưng đến khi dự án hoàn thành lại không có.
“Về vấn đề này, tôi cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm nhận thức và bổ sung vào pháp luật nhằm hạn chế những thất thoát trong quỹ đất dự án”, ông Liêm nhận định.
Về hướng giải quyết, theo ông Liêm, hầu hết các sai phạm của các dự án được Thanh tra Chính phủ công bố trong thời gian vừa qua đều liên quan đến việc vấn đề tài chính, gây thất thu ngân sách nhà nước, chính vì vậy, Thanh tra Tài chính cũng cần vào cuộc làm rõ sai phạm của dự án và doanh nghiệp để có biện pháp xử phạt về kinh tế, nhằm thu hồi ngân sách nhà nước.
Đồng quan điểm, ông Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, trong thời gian tới, Chính phủ cần xây dựng đồng bộ về quy hoạch, tăng cường công tác quản lý quy hoạch, năng cao năng lực quản lý giám sát, tránh trường hợp giao việc cho doanh nghiệp nhưng không giám sát, quản lý dẫn đến xảy ra sai phạm.
Nghị định 71 có nhiều thay đổi tích cực giúp giải quyết những khúc mắc trong quản trị doanh nghiệp.
Theo Thanh tra Chính phủ, một loạt các dự án của Viglacera được xác định không đúng chi phí phát triển dự án trong quá trình tính tiền sử dụng đất, gây thất thu ngân sách.
Kết luận thanh tra cho thấy, việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, BOT tại Hà Nội trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sai sót, vi phạm.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.