Phát triển bền vững
Bảo vệ môi trường cần đặt ở trung tâm của các quyết định phát triển kinh tế
Chính phủ định hướng phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Để hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 14/4.
Trong đó, các quan điểm được nhấn mạnh gồm ‘không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế’, ‘bảo vệ môi trường cần đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển’, ‘đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững’, ‘người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý và bồi thường thiệt hại, người hưởng lợi từ các giá trị môi trường phải trả tiền’.
Vì vậy, kinh tế sẽ được phát triển theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm đảm bảo an ninh môi trường.
Theo đó đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hướng tới đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Quá trình công nghiệp hóa được kiểm soát chặt chẽ theo hướng thân thiện với môi trường; thực hiện xanh hóa các ngành sản xuất công nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao, các khu công nghiệp sinh thái; khuyến khích sử dụng các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường.
Ngành nông nghiệp được thúc đẩy phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; tăng cường tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp; hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và các loại kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Đô thị hóa bền vững, phát triển đô thị gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; chú trọng phát triển không gian xanh, công trình xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu.
Các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh sẽ được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Các nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh thực hiện; kiểm soát ô nhiễm, phát triển các mô hình khu dân cư, tuyến đường... kiểu mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; duy trì và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
Các dự án đầu tư mới sẽ được phân luồng theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư để kiểm soát trong suốt vòng đời hoạt động; đặc biệt chú trọng đối với nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao.
Cơ quan chức năng sẽ kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua giấy phép môi trường dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, khả năng chịu tải môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường; áp dụng cơ chế thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phân loại theo mức độ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nhóm cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có lượng xả thải lớn được kiểm soát nghiêm ngặt. Thực hiện lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các chất nguy hại khó phân hủy (PTS) được kiểm soát chặt chẽ. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý dứt điểm.
Doanh nghiệp chung tay vì môi trường và khí hậu
Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn
Muộn nhất là đến hết năm 2023 Việt Nam sẽ có kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, làm cơ sở để triển khai toàn diện các giải pháp thúc đẩy mô hình này.
Kinh tế tuần hoàn tại nhà sản xuất bia bền vững hàng đầu Việt Nam
Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.
Thiết kế sinh thái để hướng tới kinh tế tuần hoàn
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, nền kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa cần có định hướng ngay từ đầu, tức là sản phẩm, bao bì phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu thu gom, tái chế, xử lý có hiệu quả thay vì chỉ hô hào ở công đoạn thu gom, xử lý.
Nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng quốc tế cho sáng kiến về kinh tế tuần hoàn
ThS. Đặng Thị Tuyết Ngân, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận giải khuyến khích Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi cho công trình nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực