Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Trong khi nhiều nhà đầu tư đang “mắc kẹt” sau đợt “sốt ảo” đất nền, giá căn hộ chung cư tăng nhẹ và sự trồi sụt của các kênh đầu tư khác như vàng và chứng khoán, thì thị trường lại ghi nhận đà bật tăng đáng kinh ngạc của dòng sản phẩm bất động sản liền thổ.
Báo cáo nhịp đập thị trường TP.HCM quý II/2022 của Cushman & Wakefield công bố mới đây cho thấy, bình quân giá bán sơ cấp của phân khúc nhà phố thương mại, nhà phố và biệt thự tại TP.HCM trong quý II lần lượt ở mức 4.700 USD/m2, 9.300 USD/m2 và 11.300 USD/m2, chưa bao gồm thuế VAT.
Bình quân giá chào bán các loại nhà gắn liền với đất tại TP HCM trong quý II tăng 10 - 25% so với quý đầu năm. Đây là mức tăng giá khá mạnh và lập mặt bằng giá mới. Chỉ tính riêng phân khúc biệt thự, bình quân giá chào bán trong quý vừa qua đã tăng hơn 2.400 USD/m2 so với hồi đầu năm nay.
Điều đó cho thấy các sản phẩm nhà phố, biệt thự biệt lập được người mua nhà quan tâm ngay cả trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm; giá liên tục tăng mạnh. Đây vẫn là loại hình được giới phân tích đánh giá là kênh cất giữ tài sản phù hợp cho nhà đầu tư dài vốn, đặc biệt trong thời điểm thị trường có nguy cơ lạm phát và sự trồi sụt của các kênh đầu tư khác như đất nền, vàng, chứng khoán hay tiền gửi ngân hàng…
Theo Cushman & Wakefield, thị trường nhà liền thổ tại TP.HCM vẫn còn tình trạng thiếu nguồn cung, kéo dài từ năm 2019 đến nay. Hiện trạng thiếu nguồn cung và việc nhiều dự án liền thổ cao cấp được tung ra đã đẩy giá bán trung bình của loại hình này lên một mức mới. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư đã đầu tư mạnh mẽ hơn vào ý tưởng thiết kế theo các mô thức nước ngoài, chú trọng tiện nghi và tiện ích nội khu, áp dụng những chính sách bán hàng hấp dẫn cũng góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho dòng sản phẩm này.
Hiện nay, khi quỹ đất tại các quận trung tâm TP.HCM đã cạn kiệt, các chủ đầu tư đẩy mạnh phát triển bất động sản liền thổ ở những khu vực lân cận như khu Đông với những cái tên như Masterise, Đại Phúc, Tiến Phước; tại khu Nam là sự góp mặt của GS, Nam Long, Kiến Á, Tiến Phước,… trải dài theo trục đại lộ Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ, tập trung ở Bình Chánh và Nhà Bè.
Nổi bật trong đó có thể kể đến khu phức hợp Senturia Nam Sài Gòn do chủ đầu tư Tiến Phước phát triển có quy mô lên đến gần 20ha – lớn nhất trong những dự án ở khu vực này. Dự án được quy hoạch bài bản với kiến trúc chủ đạo Địa Trung Hải gồm biệt thự đơn lập & song lập, nhà phố liên kế, nhà phố thương mại, khu căn hộ cao tầng và trung tâm thương mại.
Tuy nhiên, số lượng nhà phố liên kế và nhà phố thương mại ở dự án này cũng khá giới hạn, chỉ 144 căn trong giai đoạn 1. Giai đoạn 2, Senturia Nam Sài Gòn sẽ cung ứng thêm khoảng 370 căn nhà phố, nhà phố thương mại và biệt thự.
Nhận định về diễn biến thị trường bất động sản thời gian qua, ông Đặng Hoài Nam – Giám đốc Kinh doanh của Tiến Phước cho biết, trải qua giai đoạn nhiều thử thách, tâm lý đầu tư của khách hàng cũng trở nên thận trọng hơn.
Tuy nhiên, với những sản phẩm ở những vị trí chiến lược, được quy hoạch một cách bài bản, có đầy đủ tiện ích, dịch vụ cơ sở hạ tầng tốt, được vận hành và quản lý một cách chuyên nghiệp vẫn luôn thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm.
“Nhu cầu được an cư và nâng cao chất lượng sống luôn rất lớn trong đại bộ phận người dân. Hiện Tiến Phước đang tập trung nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm nhà phố tại những vị trí chiến lược như khu Nam TP.HCM hay TP. Thủ Đức.
Đây là loại hình đang khan hiếm nguồn cung, tiềm năng tăng giá mạnh và có giá trị như một kênh tích lũy tài sản an toàn nên luôn được săn đón, trong bối cảnh nền kinh tế - thị trường có những biến động nhất định.
Đặc biệt, tại những đô thị có tốc độ phát triển nhanh như TP.HCM thì nguồn cung sản phẩm dự án chất lượng, mang lại giá trị sống như vậy là không nhiều”, ông Nam chia sẻ thêm.
Về diễn biến của thị trường thời gian tới, Báo cáo của Cushman & Wakefield dự báo quỹ đất cho bất động sản liền thổ tại TP.HCM hiện chỉ còn giới hạn trong những khu vực phía Đông và Nam Sài Gòn như TP. Thủ Đức, Nhà Bè và Bình Chánh. Nhu cầu bền vững của phân khúc này cùng xu hướng giãn dần khỏi trung tâm thành phố và những cam kết của chính quyền trong việc đẩy mạnh cơ sở hạ tầng sẽ góp phần gia tăng giá trị cho loại hình nhà liền thổ.
Do nguồn cung ít dần so với căn hộ, các dự án nhà liền thổ thường có giá chào bán tăng dần theo thời gian, tỷ lệ thanh khoản cao. Vì vậy, phân khúc này thường chỉ hút khách mua có dòng vốn ổn định, nắm giữ lâu dài làm kênh trú ẩn an toàn.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.