Bị Mỹ cáo buộc đứng đầu nạn hàng giả, Trung Quốc phản pháo
Minh Nhật
Thứ sáu, 10/02/2023 - 07:40
Mới đây, ngày 31/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố danh sách các "thị trường khét tiếng" về hàng giả và vi phạm bản quyền. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất hàng lậu vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng có mặt trong danh sách này.
3/4 hàng giả và hàng lậu vào Mỹ đến từ Trung Quốc
Báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết : “Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp hàng giả số một trên thế giới. Hàng giả và hàng lậu từ Trung Quốc, cùng với hàng trung chuyển từ Trung Quốc sang Hồng Kông chiếm đến 75% giá trị (được đo theo giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất) hàng giả và hàng lậu bị Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thu giữ vào năm 2021."
Hàng giả và hàng vi phạm bản quyền có thể gây ra những rủi ro đáng kể đối với sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Các sản phẩm giả mạo cũng có thể gây thiệt hại về uy tín, doanh thu cho các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), cũng như ảnh hưởng đến công ăn việc làm ở các doanh nghiệp.
Báo cáo đã liệt kê 39 thị trường trực tuyến và 33 thị trường truyền thống đã và đang tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động giả mạo nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền. Trung Quốc tiếp tục có nhiều thị trường cả trực tuyến và trực tiếp bị liệt kê trong số đó.
Cụ thể, Trung Quốc có 5 nền tảng thương mại khổng lồ (WeChat, AliExpress, Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao), 7 trung tâm thương mại, địa điểm bị liệt vào danh sách các thị trường khét tiếng.
Báo cáo của USTR lưu ý rằng, bên cạnh việc đóng vai trò là nơi bán hàng trực tiếp cho khách hàng hoặc tiến hành thử nghiệm sản phẩm, cửa hàng tại các chợ truyền thống cũng được những người bán hàng giả sử dụng để làm trung tâm thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng trực tuyến.
Trong đó, 20 trung tâm mua sắm ở tỉnh Quảng Đông được mô tả là "tâm điểm buôn bán hàng điện tử giả", nơi chip máy tính và các linh kiện khác được phân phốicho những kẻ buôn bán hàng giả nội địa và nước ngoài. Tại đây cũng bán những mặt hàng như điện thoại thông minh, máy tính bảng, tai nghe giả và các mặt hàng tương tự khác.
USTR cũng nhấn mạnh rằng khi lượng người qua lại tại các trung tâm mua sắm và chợ ở Trung Quốc giảm do các hạn chế liên quan đến đại dịch, các đối tượng làm hàng giả đã chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến.
Cơ quan này cảnh báo rằng, khi Trung Quốc mở cửa, nền kinh tế và lưu lượng người mua sắm nhộn nhịp trở lại, họat động buôn bán hàng giả có nguy cơ sẽ gia tăng nếu không có thêm các biện pháp thực thi.
Khi chính quyền một số địa phương đột kích vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng giả, những đối tượng này chỉ đơn giản là chuyển hàng hóa bất hợp pháp đến các kho bên ngoài, tăng cường tập trung vào bán hàng trực tuyến hoặc chuyển giờ làm việc của họ sang thời điểm không xảy ra các cuộc đột kích.
Ngoài Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ, Mexico, Nga và Việt Nam cũng là những quốc gia có vấn đề nổi cộm về hoạt động phân phối hàng giả hàng nhái, theo báo cáo của USTR.
Trung Quốc phản pháo
Chính phủ Trung Quốc cho biết, họ không đồng tình với việc chính phủ Mỹ đưa các trang thương mại điện tử của nước này vào danh sách các "thị trường khét tiếng".
Trước đó, sau báo cáo của USTR 2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi phía Mỹ cần có trách nhiệm hơn khi đưa thông tin, đi kèm với đó là cẩn thận xem xét những nỗ lực và thành tựu của các công ty Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách toàn diện, khách quan và công bằng, đồng thời thúc đẩy một cách nhìn cởi mở, công bằng và tạo môi trường kinh doanh không phân biệt đối xử đối với công ty hai nước.
Tencent, công ty mẹ của WeChat, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với báo cáo và ghi nhận những nỗ lực của họ trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, Alibaba nhấn mạnh rằng, họ đã tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng cách khai thác công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và đổi mới công nghệ thông tin.
Liên minh chống hàng giả của Alibaba (AACA), do Tập đoàn Alibaba thành lập vào năm 2017, đã phát triển thành một hệ sinh thái bảo vệ sở hữu trí tuệ chính thức. Theo ông Xu Jun, người đứng đầu bộ phận điều hành về quyền sở hữu trí tuệ của Alibaba, tính đến ngày 31 tháng 10 năm ngoái, 220 thành viên và hơn 1.000 thương hiệu từ 21 quốc gia và khu vực đã tham gia liên minh này.
Trả lời Global Time, Zhao Zhanling, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu IPR tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc cho biết trong những năm qua, Trung Quốc đã rất coi trọng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang ngày càng mở rộng.
Ông Zhao cho biết: “Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp công nghệ đang mọc lên như nấm ở Trung Quốc, nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia này như một cường quốc đổi mới”.
Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.
Là một nhãn hàng nội thất cao cấp, nổi tiếng trên toàn thế giới, các sản phẩm của BoConcept thường xuyên bị làm giả, làm nhái trên thị trường Việt Nam. Và mới đây, với hành vi vi phạm bản quyền của một doanh nghiệp nội địa, BoConcept đã phải lên tiếng.
Ngày 9/8 tại Hà Nội, Quỹ Chống hàng giả đã chính thức ra mắt Tổng đài Chống hàng giả 1900 066689 nhằm tăng cường công tác thông tin về lĩnh vực phòng, chống hàng giả và góp phần nâng cao nhận thức của người dân, trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.