BIDV có thể huy động 200 triệu USD từ bán cổ phần

Dũng Phạm Thứ năm, 10/08/2023 - 10:43

BIDV có kế hoạch tăng vốn thông qua bán 9% cổ phần cho các nhà đầu tư mới nhằm củng cố nguồn vốn cơ sở, số tiền huy động cũng sẽ được sử dụng để nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng.

Theo nguồn tin từ Reuters, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện đang đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng để huy động ít nhất 200 triệu USD từ việc bán cổ phần.

Thương vụ của BIDV được triển khai sau các động thái tăng vốn tương tự của một ngân hàng quốc doanh khác là Vietcombank và một loạt ngân hàng tư nhân như VPBank và SHB.

Các ngân hàng Việt Nam đang tăng cường lượng vốn cơ sở để xây dựng bộ đệm vững chắc hơn trước sự cạnh tranh đang gia tăng và nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi những bất ổn diễn ra trong lĩnh vực bất động sản.

Với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nắm tỷ lệ sở hữu tới 80,99%, BIDV đã sớm có được sự chấp thuận của các cổ đông vào năm 2022 để bán 9% cổ phần bằng kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu. Được biết, BIDV có thể bán toàn bộ 9% cổ phần cho một đối tác lớn hoặc chia nhỏ cho những nhà đầu tư khác nhau.

BIDV đang làm việc với các công ty tư vấn tài chính về kế hoạch này và đồng thời đang đàm phán với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nguồn thông tin hiện chưa được chính thức xác nhận từ phía ngân hàng.

Trả lời câu hỏi của Reuters, BIDV xác nhận kế hoạch tăng vốn thông qua bán 9% cổ phần. Ngân hàng này cho biết vẫn đang tìm kiếm các nhà đầu tư và quy mô của thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất. Bên cạnh việc củng cố nguồn vốn cơ sở, số tiền huy động cũng sẽ được sử dụng để nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng.

Trước đó tại Đại hội cổ đông của BIDV hồi tháng 4, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, ngân hàng này đã có tiếp xúc với 38 nhà đầu tư liên quan tới kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần. Tuy nhiên, bối cảnh tình hình kinh tế không thuận lợi đã thu hẹp khẩu vị rủi ro, hạn chế khả năng mở rộng đầu tư của họ vào Việt Nam. Năm nay, BIDV sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch này và đã có một số nhà đầu tư tiềm năng quan tâm đến thương vụ.

Bên cạnh đó, một thông tin khác cho biết BIDV đang thảo luận với một nhà đầu tư trong nước về việc đàm phán giao dịch số cổ phần trị giá khoảng 120 triệu USD. Theo đó, mức giá chốt là một yếu tố mà cả hai bên đang xem xét vì giá cổ phiếu của BIDV đã tăng khoảng 27% kể từ đầu năm nay.

Sau khi kết thúc đàm phán, quyết định cuối cùng về việc lựa chọn nhà đầu tư phải được sự chấp thuận của NHNN – cổ đông lớn nhất của BIDV. Trước đó, vào năm 2019, BIDV đã bán 15% cổ phần cho Ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc với giá trị 20,3 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 855,82 triệu USD).

Đến cuối quý II/2023, tổng tài sản của BIDV đạt trên 2,12 triệu tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thị trường. 

Trong đó, tổng giá trị tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 4,36% so với đầu năm. Huy động vốn tăng trưởng tốt ở phân khúc bán lẻ, góp phần gia tăng tính ổn định của nguồn vốn cơ sở. 

Hoạt động tín dụng ghi nhận mức tăng cao hơn mức bình quân ngành ngân hàng khi dư nợ tín dụng ghi nhận mức tăng 6,93% so với đầu năm, trong đó cho vay khách hàng đạt gần 1,63 triệu tỷ đồng, tăng 7,02%.

Kết quả kinh doanh 6 tháng của BIDV khá tích cực với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 13.900 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng

BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng

Tài chính -  2 năm
Khoản nợ được đảm bảo một phần bởi dự án khu phức hợp Kenton Node, đang xây dựng dở dang tại Nhà Bè, TP.HCM của Công ty Tài Nguyên.
BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng

BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng

Tài chính -  2 năm
Khoản nợ được đảm bảo một phần bởi dự án khu phức hợp Kenton Node, đang xây dựng dở dang tại Nhà Bè, TP.HCM của Công ty Tài Nguyên.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  7 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  10 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  12 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  12 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  12 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  12 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.