BIDV vẫn phụ thuộc vào trái phiếu dài hạn để đảm bảo nguồn vốn

Trần Anh Chủ nhật, 28/03/2021 - 11:42

VDSC nhận định với kế hoạch nâng vốn đề xuất tại ĐHCĐ, ngân hàng BIDV sẽ vẫn phụ thuộc một phần vào vốn cấp 2 (trái phiếu dài hạn), để tạo ra một biên độ an toàn ngay cả khi 8,5% cổ phiếu đang lưu hành được bán hoàn toàn theo giá thị trường hiện tại.

Tại ĐHCĐ vừa tổ chức, ngân hàng BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 ở mức 13.000 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng hơn 40%, với sự điều chỉnh thêm sẽ được thực hiện tùy thuộc vào tình hình đại dịch.

Tăng trưởng tín dụng cho năm 2021 được kì vọng ở mức 10-12% trong khi tăng trưởng huy động là 12-15%. BIDV đặt kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,6% vào năm 2021.

Kế hoạch tăng vốn cũng được phê duyệt với ba phần. Bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối năm 2019 và 2020. Tỷ lệ cổ tức dự kiến sẽ là 5,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2019 và 7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2020.

Về phần cuối cùng của kế hoạch nâng vốn, ngân hàng dự kiến sẽ chào bán ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ trong giai đoạn 2021-2022. Số lượng phát hành dự kiến sẽ là 8,5% cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2020, tương đương với 341.871.533 cổ phiếu.

Tính đến ngày 30/06/2020, CAR là 8,97% theo Thông tư 41/2016 (Basel II), vốn cấp 1 chiếm 67%. Vào cuối năm 2020, CAR đã tiến đến ngưỡng 8%. Điều này làm tăng lo ngại về hạn mức tăng trưởng tín dụng vào năm 2021, do đó, gây áp lực lên quá trình tăng vốn.

CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định với kế hoạch nâng vốn đề xuất tại ĐHCĐ, BIDV sẽ vẫn phụ thuộc một phần vào vốn cấp 2 - trái phiếu dài hạn, để tạo ra một biên độ an toàn ngay cả khi 8,5% cổ phiếu đang lưu hành được bán hoàn toàn theo giá thị trường hiện tại.

Lý do cho sự phụ thuộc của BIDV đối với trái phiếu dài hạn là chất lượng tăng trưởng thấp, ăn mòn nền tảng vốn nhanh hơn so với sự đóng góp của lợi nhuận.

VDSC cho rằng, với chi phí tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng quy mô, BIDV không tạo ra được tỉ suất lợi nhuận đủ để bù đắp. NIM ngân hàng đã giảm 7% vào năm 2020 xuống còn 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành (3,4%).

Về giá trị tuyệt đối, CASA tăng 19,3%, chiếm 18,6% tổng tiền gửi. VDSC kỳ vọng rằng CASA tăng do sự thâm nhập của người dùng ngân hàng số sẽ giúp mở rộng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Trong trường hợp đại dịch được kiểm soát và nền kinh tế phục hồi, NIM sẽ được hỗ trợ bởi việc các khoản vay tái cấu trúc quay lại trả lãi như bình thường.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của BIDV hiện ở mức thấp so với trung bình ngành. Đây là kết quả của tăng trưởng tín dụng thấp, NIM bị áp lực và chi phí tín dụng cao, mặc cho nỗ lực giảm chi phí của BIDV. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của BIDV cũng chỉ dao động trong khoảng 0,5-0,7% trong 5 năm qua, và năm 2020 chứng kiến mức thấp nhất do tác động của đại dịch.

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng giảm xuống dưới 10%, là hậu quả dù đòn bẩy của BIDV khá cao trong ngành.

Bên cạnh lợi suất tạo ra chưa đủ, BIDV cũng phải dành khoảng 25% thu nhập hàng năm để tạo trích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Kết hợp với điều này, lợi nhuận cho các cổ đông có thể thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Điều này cũng làm giảm sự đóng góp của lợi nhuận ròng vào vốn chủ sở hữu, qua đó, giảm mức tăng trưởng vốn cấp 1.

VDSC kỳ vọng BIDV sẽ sớm giải quyết các mối lo ngại này bằng cách tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro, cải thiện tài sản và chất lượng tăng trưởng cũng như đạt được một nền tảng vốn mạnh mẽ hơn. Nếu không, những khó khăn sẽ vẫn còn tồn tại trong một thời gian nữa.

BIDV dự kiến tăng vốn thêm 8.300 tỷ đồng

BIDV dự kiến tăng vốn thêm 8.300 tỷ đồng

Tài chính -  3 năm
Trong năm nay, BIDV lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 48.524 tỷ thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức, đồng thời chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
BIDV dự kiến tăng vốn thêm 8.300 tỷ đồng

BIDV dự kiến tăng vốn thêm 8.300 tỷ đồng

Tài chính -  3 năm
Trong năm nay, BIDV lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 48.524 tỷ thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức, đồng thời chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn

Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn

Diễn đàn quản trị -  35 phút

Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.

Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay

Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay

Tiêu điểm -  47 phút

Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.

Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó

Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó

Tiêu điểm -  1 giờ

Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.

Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'

Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.

Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết

Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.

Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn

Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn

Doanh nghiệp -  2 giờ

Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Bất động sản -  3 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.