Tiêu điểm
Bộ Công thương kết luận về vi phạm của EVN
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công thương đã hoàn thành, công khai kết luận về quản lý và điều hành cung cấp điện của EVN và các đơn vị có liên quan đến cung cấp điện (giai đoạn từ 1/1/2021 đến 1/6/2023).

Theo Bộ Công thương, kết luận thanh tra đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021-2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị có liên quan.
Các tồn tại, vi phạm gồm: Chậm đầu tư, hoàn thành nguồn và lưới điện; chậm khắc phục sự cố tổ máy của một số nhà máy nhiệt điện làm giảm khả năng cung cấp điện; không chấp hành nghiêm Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng, các quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương về kế hoạch cung ứng điện, biểu đồ cung cấp nhiên liệu cho sản xuất điện làm bị động trong việc chuẩn bị nguồn điện, giảm dự phòng an ninh năng lượng.
Đồng thời, việc điều độ, vận hành hệ thống điện mất cân đối trong huy động các loại hình nguồn điện trong nhiều thời điểm; vi phạm trong chỉ đạo, điều hành, lập lịch, điều độ vận hành hệ thống điện quốc gia mùa khô năm 2023; để gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc từ nửa cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6/2023, cắt điện đột ngột, không báo trước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất-kinh doanh và môi trường thu hút đầu tư.
Từ những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Bộ Công thương đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo phân cấp quản lý nhà nước) chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với hội đồng thành viên EVN, các cá nhân có liên quan.
Căn cứ kết luận thanh tra, EVN chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với ban tổng giám đốc, các an tham mưu, các đơn vị thành viên và cá nhân, tập thể có liên quan.
Tập đoàn ông nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), căn cứ kết luận thanh tra, chỉ đạo Tổng công ty Điện lực - TKV, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tập thể, cá nhân vi phạm có liên quan.
Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Vụ Dầu khí và than căn cứ kết luận thanh tra, tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực được giao, tiến hành xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm (nếu có).
Bộ Công hương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện các biện pháp trong quản lý và điều hành cung cấp điện nêu tại Kết luận Thanh tra, chủ động khắc phục các tồn tại, hạn chế kịp thời, không để tình trạng thiếu điện, tiết giảm điện trong thời gian tới.
Như TheLEADER thông tin, ít tháng trước, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra la liệt vi phạm tại 26 dự án điện nhưng vẫn được COD và hưởng giá FIT, với trách nhiệm thuộc về EPTC (trực thuộc EVN).
Thanh tra 26 dự án điện: La liệt sai phạm vẫn được COD và hưởng giá FIT
Cụ thể, kết quả thanh tra 26 nhà máy điện mặt trời (ĐMT), điện gió tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Bình Phước của Thanh tra Chính phủ cho thấy nhiều vi phạm trong đầu tư và công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty Mua bán điện (EPTC, trực thuộc EVN).
Thanh tra Chính phủ xác định, việc EPTC công nhận ngày vận hành thương mại, đưa vào sử dụng 26 nhà máy nói trên khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là Cục Điện lực và năng lượng tái tạo/Sở Công thương) kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, đã vi phạm quy định tại Nghị định 46/2015, Luật Xây dựng và Thông tư 39/2015 của Bộ Công thương.
EPTC công nhận COD và mua điện của 26 nhà máy trong khi các dự án vi phạm quy định về quản lý đầu tư xây dựng, đất đai, nghiệm thu công trình; việc này là vi phạm quy định tại Quyết định 11/2017 của Thủ tướng.
Đáng chú ý, EVN đã ban hành quy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió (lần lượt tại các quyết định vào các năm 2019, 2020, 2021). Theo cơ quan thanh tra, nội dung quy trình không quy định điều kiện để đưa công trình vào sử dụng theo quy định về đầu tư xây dựng và nghiệm thu công trình (quy định tại Thông tư 39/2015 và Thông tư 16/2017 của Bộ Công thương).
Các vi phạm nêu trên dẫn đến việc công nhận COD và mua bán điện của 26 nhà máy ĐMT, điện gió theo giá cố định là chưa đủ cơ sở pháp luật nhưng đã và đang được áp dụng giá FIT trong 20 năm. Việc này "cần phải được cơ quan quản lý rà soát, xem xét", Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.