Tiêu điểm
Bộ Công thương: Không có tình trạng độc quyền trong sản xuất thép không gỉ tại Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) khẳng định, không có cơ sở để nhận định ngành sản xuất trong nước hay một doanh nghiệp sản xuất nào đó “độc quyền” trong sản xuất thép không gỉ tại Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Công thương nhận được một số thông tin phản ánh của một số trang báo về việc thị trường thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam đang có dấu hiệu độc quyền, bị thao túng về giá, chất lượng với nguyên nhân là do Bộ Công thương áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ năm 2014. Để làm rõ các nội dung phản ánh trên, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đã có phản hồi về vấn đề này.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, chống bán phá giá là một biện pháp phòng vệ thương mại được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các thành viên áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Ngày 6/5/2013, Bộ Công thương nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội (còn gọi là thép inox) nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Sau khi thẩm định hồ sơ, điều tra và thẩm tra tại chỗ đối với các thông tin, số liệu cung cấp bởi nhà sản xuất trong nước, nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật về chống bán phá giá, kết quả điều tra cho thấy, có hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất thép inox của 4 nước/vùng lãnh thổ nêu trên; ngành sản xuất trong nước đang bị thiệt hại đáng kể và có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá thép inox và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Do đó, ngày 5/9/2014, Bộ Công thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ từ các thị trường nói trên nhập khẩu vào Việt Nam.
Về tình hình sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ thép inox trong nước trước và sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, theo thông tin của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay Việt Nam có khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội cán phẳng dạng cuộn/tấm.
Trong đó, một số doanh nghiệp sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ (dùng để sản xuất ống thép, bình đựng nước và các sản phẩm khác) mà không bán ra thị trường hoặc chỉ bán với số lượng rất ít.
Sản lượng năm 2018 của Công ty TNHH POSCO VST (Posco) chiếm dưới 50% tổng sản lượng của ngành, kể cả phục vụ tiêu dùng nội bộ. Trong thời gian tới, năng lực sản xuất thép không gỉ trong nước sẽ tăng thêm khoảng 400.000-500.000 tấn/năm bởi các nhà máy thép không gỉ mới như Nguyễn Minh (trên 200.000 tấn/năm), Việt Quang.
Về tình hình nhập khẩu, sản xuất và bán hàng thép không gỉ cán nguội kể từ khi có biện pháp chống bán phá giá, hiện nay thuế này chỉ áp dụng với thép inox của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc).
Các sản phẩm thép inox từ các nước khác vẫn có thể nhập khẩu vào Việt Nam mà không bị áp thuế chống bán phá giá.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sau khi biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đến nay, thép inox vẫn tiếp tục được nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ bị áp thuế cũng như từ các nước khác.
Tổng lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ tất cả các nguồn sau khi có biện pháp chống bán phá giá vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế bán phá giá, ví dụ như thép inox đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Như vậy, người sử dụng thép inox tại Việt Nam có nhiều sự lựa chọn khác nhau ngoài nguồn sản xuất trong nước.
Trong giai đoạn điều tra gần nhất (từ 1/7/2017 - 30/6/2018), nhập khẩu thép inox vẫn chiếm tới 57,2% tổng tiêu thụ trong nước. Trong đó, nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế chống bán phá giá chiếm 68,5% tổng nhập khẩu, sản xuất trong nước chỉ chiếm 42,8% tiêu thụ trong nước.
Cùng với việc sản lượng của doanh nghiệp lớn nhất chiếm dưới 50% sản lượng trong nước thì không có cơ sở để nhận định ngành sản xuất trong nước hay một doanh nghiệp sản xuất nào đó “độc quyền” về nhóm sản phẩm này.
Riêng đối với sản phẩm thép không gỉ khổ rộng (từ 1.200 mm trở lên), số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam vẫn đang nhập khẩu loại sản phẩm này với tỉ lệ khoảng 25% tổng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội vào Việt Nam năm 2018.
Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá mức chênh lệch giá giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đã thu hẹp lại. Mặt khác, biến động tăng/giảm giá của công ty Posco và các nhà sản xuất trong nước khác theo cùng một xu hướng.
Giá bán của công ty Posco luôn cao hơn giá bán của các nhà sản xuất trong nước khác do chủng loại hàng hóa của Posco thuộc phân khúc chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, chênh lệch giá bán giữa hàng hóa của công ty Posco và của nhà sản xuất trong nước khác đã dần thu hẹp lại.
Thị phần của Posco không biến động quá lớn kể từ khi biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Trong khi đó, thị phần của các nhà sản xuất trong nước khác lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Như vậy, không có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp CBPG của Bộ Công Thương làm tăng vị thế của Posco trên thị trường thép không gỉ cán nguội.
Theo Cục phòng vệ thương mại, sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ tháng 10/2014, ngành sản xuất trong nước bắt đầu phục hồi và dần tăng trưởng. Nếu không có biện pháp chống bán phá giá, với việc hàng nhập khẩu gia tăng ồ ạt vào Việt Nam thì ngành sản xuất trong nước khó có thể tồn tại và phát triển.
Thị trường thép không gỉ cán nguội của Việt Nam trước đây chỉ có sự tham gia của công ty Posco cùng một số công ty quy mô nhỏ khác, nay đã bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong nước.
Việt Nam khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên trong năm 2019
Mỹ áp thuế cao thép xuất khẩu Việt Nam có chất nền Hàn Quốc, Đài Loan
Thép chống gỉ và thép cán nguội của Việt Nam xuất sang Mỹ có chất nền của Hàn Quốc hoặc Đài Loan sẽ phải chịu mức thuế tới hơn 456%.
Lợi nhuận quý một của thép Hòa Phát giảm 18,5%
Tập đoàn Hòa Phát mới đây công bố doanh thu quý I đạt 15.180 tỷ đồng doanh thu, tăng 15,3%nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 1.810 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ.
Vua thép Hòa Phát muốn tăng thị phần
Thép xây dựng Hòa Phát hiện dẫn đầu thị trường với trên 26% thị phần, còn trong ngành ống thép Hòa Phát chiếm tới 31.72% thị phần.
Công ty thép lớn nhất thị trường đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 22%
Ban lãnh đạo của Hòa Phát đưa ra kế hoạch lợi nhuận năm 2019 thấp hơn 22% so với năm 2018.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.