Bộ Công thương quản lý xăng dầu lỏng lẻo, nhiều vi phạm

Nguyễn Cảnh Thứ sáu, 05/01/2024 - 09:00

Việc quản lý lỏng lẻo, điều hành không hiệu quả, thậm chí gặp nhiều vi phạm của Bộ Công thương đã dẫn tới gián đoạn nguồn cung xăng dầu, ảnh hưởng an ninh năng lượng thời gian qua.

Đây là thực tế vừa được Thanh tra Chính phủ chỉ ra liên quan tới chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước. Việc thanh tra diễn ra, sau khi các năm 2021-2022 chứng kiến gián đoạn nguồn cung xăng dầu tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, phát triển kinh tế.

Một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng trên đến từ các bộ, ngành có trách nhiệm quản lý nhà nước lĩnh vực kinh doanh xăng dầu chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát trong điều hành. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề trách nhiệm của Bộ Công thương.

Thứ nhất, theo kết luận thanh tra, Bộ Công thương quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh thu hồi giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền. Việc này dẫn tới không khắc phục được tình trạng các thương nhân dầu mối kinh doanh xăng dầu dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc tối thiểu thiếu trong giai đoạn từ năm 2017 – đến hết tháng 9/2022, ảnh hưởng nguồn cung xăng dầu, an ninh năng lượng.

Cụ thể, theo quy định, các thương nhân đầu mối phải dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc là 30 ngày cung ứng. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2017- tháng 9/2022, kết quả kiểm tra 15 trường hợp, nắm 90% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong nước, cho thấy dự trữ thiếu khoảng 1 triệu tấn/m3.

Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2022, trong số 15 trường hợp trên, ghi nhận tỷ trọng đáng kể các trường hợp dự trữ xăng thiếu từ 5-9 tháng. Việc này dẫn đến khi nguồn cung khan hiếm, không đủ xăng dầu dự trữ bán, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và bình ổn thị trường.

Bên cạnh đó, Thông tư 38 do Bộ Công thương ban hành năm 2014, đã quy định không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất/nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán với nhau, đã dẫn tới nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, hệ thống kinh doanh xăng dầu bị phá vỡ.

Cụ thể, khi diễn ra việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân đầu mối, cũng như các thương nhân phân phối với nhau, đã tạo ra tầng trung gian để hưởng chiết khấu, chênh lệch giá, tăng chi phí lưu thông. Hệ quả là trong năm năm, một số thương nhân đầu mối KDXD mua bán xăng dầu hưởng chiết khấu/chênh lệch giá gần 9.770 tỷ đồng.

Từ đó, chiết khấu của đại lý, cửa hàng bán lẻ bị giảm, thậm chí không còn tiền chiết khấu như thời gian quan. Đây là một trong những nguyên nhân khiến đại lý, cửa hàng bán lẻ bị lỗ, dừng bán, gây gián đoán nguồn cung thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng.

Bộ Công thương quản lý kinh doanh xăng dầu lỏng lẻo, nhiều vi phạm
Những vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý, điều hành xăng dầu của Bộ Công thương đã gây ảnh hưởng tới an ninh năng lượng. Ảnh: Hoàng Anh

Đặc biệt, theo Thanh tra Chính phủ, công tác điều hành xuất, nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương không hiệu quả trong trường hợp nguồn cung xăng dầu đòi hỏi cấp thiết. Là cơ quan điều phối, khối lượng xăng dầu nhập khẩu và tổng nguồn xăng dầu, nhưng Bộ Công thương không hướng dẫn, quản lý các thương nhân đầu mối KDXD nhập khẩu theo quý, dẫn đến không có kế hoạch, tiến độ chung để quản lý.

Thay vào đó, các thương nhân đầu mối nhập khẩu theo kế hoạch kinh doanh riêng của từng đơn vị nên khi bị lỗ hoặc khó khăn, nhiều trường hợp đã dừng không nhập khẩu xăng dầu. 

Điển hình một số đơn vị như Công ty TNHH Petro Bình Minh và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh đều không nhập khẩu từ năm 2018 đến hết 2021. Đến cuối năm các đơn vị chưa nhập khẩu đủ hạn mức tối thiểu báo cáo Bộ Công thương xin điều chỉnh và đều được chấp thuận dù không nêu rõ lý do hoặc lý do không phù hợp.

Ngoài ra, có tình trạng thương nhân phân phối bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối KDXD sai quy định trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 9/2022, với khối lượng khoảng 829 nghìn m3 để hưởng chiết khấu/chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền khoảng 950 tỷ đồng.

Việc thương nhân đầu mối KDXD không tạo nguồn xăng dầu theo nghĩa vụ và trách nhiệm, cũng góp phần dẫn đến gián đoạn nguồn cung xăng dầu.

Để xảy ra tình trạng trên trong nhiều năm là do Bộ Công thương quản lý lỏng lẻo, xử lý không nghiêm, chấn chỉnh không kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn biến phức tạp, nhiều hành vi mua bán trái quy định xảy ra trong thời gian dài.

Đơn cử, Công ty CP Thương mại và dầu khí Đồng Tháp ủy quyền mua bán xăng dầu cho các công ty không phải công ty con và không được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho các công ty con thuộc Tập đoàn được ký hợp đồng mua/bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất xăng dầu, với sản lượng khoảng 4,46 triệu m3, các công ty của Petrolimex bán tái xuất xăng dầu với sản lượng khoảng 6,2 triệu m3. 

Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều quy định được đặt ra nhằm mục đích duy trì ổn định thị trường xăng dầu, đảm bảo an toàn trong lao động và kinh doanh, nhưng trên thực tế, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo VESS.
Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Các quy định đang ‘thắt’ thị trường xăng dầu thế nào?

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều quy định được đặt ra nhằm mục đích duy trì ổn định thị trường xăng dầu, đảm bảo an toàn trong lao động và kinh doanh, nhưng trên thực tế, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo VESS.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  43 phút

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  54 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  4 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.