Bỏ quy định về hành vi 'bán hàng đa cấp bất chính' trong dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi

An Nhiên Thứ ba, 24/10/2017 - 11:33

Dự thảo Luật đã bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và hành vi “phân biệt đối xử của hiệp hội” và bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày Tờ trình về dự án Luật Cạnh tranh tại Quốc hội Khóa XIV. Ảnh: Đình Nam.

Chiều 23/10, tại Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Ra đời hơn 10 năm, song Luật Cạnh tranh (được Quốc hội thông qua năm 2004), được đánh giá là chưa phát huy hiệu quả trong việc giám sát, quản lý các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như tạo nên một môi trường cạnh tranh, “sân chơi” lành mạnh cho doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc sửa đổi lần này sẽ khắc phục hạn chế trong việc thiếu cơ sở để kiểm soát các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường cạnh tranh tại Việt Nam.

Bởi “với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và mở cửa thị trường, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng trên phạm vi lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, thực tiễn sẽ phát sinh các hành vi phản cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, nhưng có tác động tới môi trường cạnh tranh trong nước. Để đối phó với thực trạng này, nhiều quốc gia đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh trên nguyên tắc tác động ảnh hưởng của hành vi để kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh xuyên biên giới và bảo vệ thị trường trong nước”- Bộ trưởng Bộ Công Thương phân tích.

Dự thảo Luật gồm có 121 điều, được bố cục thành 09 chương. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, dự thảo Luật giữ nguyên 06 điều, sửa đổi 66 điều, bổ sung 49 điều và bãi bỏ 49 điều.

Những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng trong dự án Luật bao gồm: Mở rộng phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam” (Điều 1 dự thảo Luật). Mở rộng đối tượng áp dụng, theo đó, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề, dự thảo Luật còn áp dụng đối với “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”, trong đó bao gồm cả các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính.

Trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế.

Tờ trình cũng cho biết, Dự thảo Luật mới sẽ điều chỉnh quy định kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Thứ nhất, đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại Luật khác, dự thảo Luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu đến quy định của pháp luật khác, đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý để tránh chồng chéo, xung đột trong thực thi. Thứ hai, dự thảo Luật đã bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và hành vi “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, dự thảo Luật đã bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến và có bản chất phù hợp với khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại dự thảo Luật. Thứ tư, dự thảo Luật đã lược giản hoá trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, theo đó bãi bỏ thủ tục điều tra sơ bộ và rút ngắn thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh từ 90 ngày xuống còn 60 ngày kể từ ngày ban hành quyết định điều tra.

Cơ quan cạnh tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trên cơ sở hợp nhất 02 cơ quan hiện hành, gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương) và Hội đồng cạnh tranh. 

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) từ Ủy ban Kinh tế

Trong đó, về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền (Chương IV): Về xác định sức mạnh thị trường đáng kể (Điều 28), nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật mới quy định các yếu tố mang tính chất định tính để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp như “tương quan thị phần”; “khả năng tiếp cận, kiểm soát thị trường”; “khả năng nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu”. Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định cụ thể các tiêu chí để đánh giá tính chất “đáng kể” của sức mạnh thị trường.

Về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm (Điều 29), có ý kiến cho rằng nếu hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường “có thể dẫn đến loại bỏ đối đủ cạnh tranh” mới coi là vi phạm Luật Cạnh tranh, tức là phải chứng minh tình huống giả định sẽ xảy ra trong tương lai thì mới xử phạt được doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, trong khi cơ quan quản lý lại không đủ cơ sở định lượng để chứng minh trong thời gian ngắn khả năng “loại bỏ đối thủ”. Như vậy, rất dễ dẫn đến trường hợp khi cơ quan quản lý chứng minh xong hậu quả của hành vi thì đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường đã không còn tồn tại. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định để bảo đảm tính khả thi.

Về tập trung kinh tế (Chương V), có ý kiến cho rằng Điều 33 quy định ngưỡng tập trung kinh tế được xác định bằng các tiêu chí: tổng tài sản, tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của một doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, vì vậy tổng giá trị tài sản hoặc tổng doanh thu đa ngành nghề của doanh nghiệp đó có thể rất lớn, nhưng tỷ trọng tài sản, doanh thu của ngành nghề tham gia tập trung kinh tế lại nhỏ. Vì vậy đề nghị quy định rõ tiêu chí để quy định ngưỡng tập trung kinh tế chỉ là giá trị tài sản, giá trị doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam đối với ngành nghề tham gia tập trung kinh tế.

Có ý kiến cho rằng quy định giá trị tuyệt đối về tổng tài sản và tổng doanh thu của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế áp dụng chung cho tất cả các ngành hàng hóa, dịch vụ là không phù hợp, vì tổng tài sản, doanh thu của một số ngành có thể rất lớn, nên nếu quy định giá trị tuyệt đối nhỏ thì có thể doanh nghiệp rất bé kinh doanh ngành nghề này cũng nằm trong ngưỡng tập trung kinh tế phải báo cáo. Ngược lại, nếu đặt giá trị ngưỡng thông báo lớn thì những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có doanh thu, tài sản không lớn có thể không bao giờ phải thực hiện thủ tục thông báo vì giá trị tổng tài sản, doanh thu không đạt đến ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Vì vậy đề nghị xem xét quy định để đảm bảo ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mọi ngành nghề.

Đề nghị bổ sung quy định về căn cứ đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của tập trung kinh tế cũng như tiêu chí để đánh giá tính chất “đáng kể” của tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh để có cơ sở xác định trong các trường hợp cụ thể, bảo đảm tính khả thi.

Vinasun dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Đi ngược Luật Cạnh tranh

Vinasun dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Đi ngược Luật Cạnh tranh

Tiêu điểm -  7 năm

Bản chất của Luật Cạnh tranh là thúc đẩy sự cạnh tranh hợp lý, tăng tính cạnh tranh cho thị trường. Cách mà các hãng taxi truyền thống đang muốn là muốn được bảo hộ, cái đó lại đi ngược với Luật Cạnh tranh.

Doanh nghiệp bất động sản Việt sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đầu tư ngoại

Doanh nghiệp bất động sản Việt sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đầu tư ngoại

Leader talk -  7 năm

Các doanh nghiệp bất động sản trong nước bằng kinh nghiệm và sự hiểu rõ tâm lý khách hàng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối tác nước ngoài, khả năng thành công là rất cao.

Việt Nam thăng hạng cạnh tranh: Tín hiệu tốt nhưng chưa bền

Việt Nam thăng hạng cạnh tranh: Tín hiệu tốt nhưng chưa bền

Tiêu điểm -  7 năm

Việc thăng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu đáng mừng, có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  3 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  6 giờ

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách

Tiêu điểm -  8 giờ

Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  2 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  3 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  3 giờ

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  3 giờ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư

Tiêu điểm -  6 giờ

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.