Doanh nghiệp bất động sản Việt sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các nhà đầu tư ngoại
Vũ Minh
Thứ sáu, 06/10/2017 - 09:24
Các doanh nghiệp bất động sản trong nước bằng kinh nghiệm và sự hiểu rõ tâm lý khách hàng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối tác nước ngoài, khả năng thành công là rất cao.
Dự thảo Luật Hành chính - Kinh tế đặc biệt với những đột phá về cơ chế chính sách đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản. Nếu luật sớm đi vào thực thi, bất động sản sẽ hưởng lợi lớn từ những chính sách đột phá đó.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CEO xung quanh câu chuyện về cơ hội đối với thị trường bất động sản khi luật về các đặc khu kinh tế đi vào thực tế.
Dự thảo Luật Hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ có tác động như thế nào tới thị trường bất động sản, theo ông?
Ông Trần Đạo Đức: Dự thảo đang nhận được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, CEO Group là một trong những doanh nghiệp rất quan tâm thể hiện sự mong muốn luật sớm đi vào hoạt động.
Bởi lẽ, hiện dự thảo luật đưa ra chính sách cởi mở hơn, đặc biệt là những ưu đãi đối với các đặc khu dự kiến ở 3 khu vực. Với chính sách cởi mở ưu đãi chắc chắn sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư vào, những nhà đầu tư thực sự có kinh nghiệm, uy tín, có tiềm lực tài chính thì họ sẽ lựa chọn đơn vị hành chính nào để lựa chọn làm thị trường đầu tư.
Các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hiện nay đều nằm ở vị trí địa lý rất phù hợp để phát triển, gần cảng biển gần tuyến đường hàng hải và những vị trí này đều thuận lợi kết nối trên toàn quốc, quốc tế. Những vị trí này sẽ thu hút được khách trong nước, khách quốc tế, thu hút được các nhà đầu tư, các nguòn vốn trong nước và quốc tế.
Cùng với sự phát triển bất động sản, các đặc khu sẽ tạo ra một hiệu ứng lan toả cho toàn bộ thị trường bất động sản. Khi các mô hình này phát triển tạo tiền đề, tạo mô hình mẫu cho sự phát triển của thị trường bất động sản trên phạm vi toàn quốc. Với sự hình thành luật này tôi kỳ vọng tạo ra hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản và cho kinh tế của Việt Nam.
Dự thảo luật lần này có đề cập đến quyền sở hữu nhà của người nước ngoài lên đến 99 năm, ông có nhìn nhận gì về điều này?
Ông Trần Đạo Đức: Theo đánh giá của tôi để thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, việc đầu tiên chúng ta có được là nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý từ nhà đầu tư nước ngoài. Có thể có xung đột giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước nhưng chúng ta sẽ học được những bài học quý giá từ những xung đột đó.
Tuy nhiên tôi vẫn tự tin với dự thảo luật này, khi chúng ta có được những nhà đầu tư từ nước ngoài vào thì cơ bản luật này vẫn có được nguyên tắc chung của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Từ nguyên tắc chung đó, Luật về đặc khu kinh tế sẽ có những quy định rất thông thoáng nhưng cũng rất chặt chẽ để bảo đảm những nhà đầu tư, nhà quản lý nước ngoài vào đầu tư vẫn chịu sự quản lý của luật và chúng ta vẫn có đủ chế tài để tránh những rủi ro khi nhà đầu tư nước ngoài, nhà quản lý nước ngoài khi họ vào Việt Nam tạo ra (việc lợi dụng kẽ hở để họ giữ đất, lợi dụng sự thông thoáng của luật để lách luật, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong nước, nhà quản lý thiếu kinh nghiệm hơn, nhưng chúng ta cũng có luật chặt chẽ để quản lý việc này).
Tôi tin rằng những nhà đầu tư nước ngoài đến đây họ tìm kiếm một thị trường đủ tốt để đầu tư, chúng ta cũng tạo ra sân chơi, với hy vọng chúng ta cũng tạo ra nguồn lực từ nước ngoài, trong đó bao gồm cả nguồn vốn, kinh nghiệm và năng lực của nhà đầu tư nước ngoài.
Ông có thể cho biết, các quốc gia có trình độ tương tự như Việt Nam khi họ mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài thì có yêu cầu gì để thoả mãn được việc vừa thu hút được đầu tư vừa bảo đảm được sự phát triển của nhà đầu tư nội địa?
Ông Trần Đạo Đức: Tôi có những tham khảo đối với Phukhet, Bali, ở đó họ có những chính sách đi trước chúng ta trong việc phát triển du lịch, những chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài, có được những thương hiệu nổi tiếng với nước ngoài.
Thứ nhất, họ tận dụng tối đa được vị trí địa lý, văn hoá, thu hút được kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ xây dựng được khu giải trí mà có thể gọi đó là những con gà đẻ trứng vàng, đặc biệt là cho phát triển du lịch.
Với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ cho ngành công nghiệp không khói, chúng ta đã nhìn thấy kỳ tích của ngành du lịch trong thời gian vừa qua. Nếu chúng ta quan tâm tới nó bằng cả đầu tư về tiền và năng lực quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài và tận dụng tốt thì chúng ta có thể phát triển được ngành du lịch, có thể bắt đầu từ đầu tàu là các đặc khu kinh tế như Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong.
Liệu rằng tới đây, với chính sách thông thoáng chưa từng có như vậy, sẽ có điều gì đặc biệt xảy ra trên thị trường bất động sản mà trước đây chưa từng xảy ra ở Việt Nam?
Ông Trần Đạo Đức: Khi luật được áp dụng sẽ tạo được nhiều hiệu ứng. Thứ nhất, các nhà đầu tư sẽ yên tâm tin tưởng vào tiềm năng phát triển và họ sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư. Đối với CEO Group, chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ rất sớm cho việc đầu tư này. Thực tế chúng tôi đã đi vào đầu tư tại các địa phương sẽ trở thành đặc khu như Phú Quốc.
Hiện nay CEO đang là 1 trong 3 nhà đầu tư lớn nhất ở Phú Quốc và chúng tôi đã rất tích cực triển khai các dự án góp phần thay đổi diện mạo Phú Quốc trong thời gian gần đây và đã tạo ra một hạ tầng du lịch tương đối tốt ở Phú Quốc.
Trong thời gian tới chúng tôi đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh để đầu tư vào khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay tại Vân Đồn và quy hoạch để biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Với mong muốn có những chính sách mới cởi mở và thu hút thì các nhà đầu tư nói chung và CEO nói riêng chúng tôi sẽ tiếp tục vì mục tiêu phát triển bền vững chúng tôi sẽ mạnh tay hơn nữa để xây dựng khu du lịch đẳng cấp quốc tế ở những đặc khu kinh tế đặc biệt này và mong muốn Việt Nam sẽ có nhiều con gà đẻ trứng vàng.
Với làn sóng đầu tư mới mạnh mẽ hơn từ các nhà đầu tư ngoại mạnh cả về tài chính lẫn quản trị, vậy theo ông các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu của Việt Nam sẽ phải chuẩn bị những điều kiện gì cho cuộc cạnh tranh đó?
Ông Trần Đạo Đức: Chúng tôi cũng đã lường trước các vấn đề cạnh tranh quốc tế và cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh với họ. Là những nhà đầu tư trong nước, chúng tôi tự tin hiểu về thị trường, về cuộc sống, con người, tâm lý tiêu dùng của người Việt... hay nói cách khác, chúng tôi biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu.
Như đối với khu nghỉ dưỡng Novotel Phu Quoc Resort, trong 2 năm bắt đầu vận hành khai thác, chiếm đến 70 - 80% lượng khách đến với Novotel là khách du lịch trong nước. Chúng tôi tự tin nếu phải cạnh tranh với các đối tác nước ngoài, bằng kinh nghiệm và sự hiểu rõ về tâm lý khách hàng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối tác nước ngoài, khả năng thành công là rất cao.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang phải đối mặt?
Ông Trần Đạo Đức: Hiện nay khó khăn đối với các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng, đó là chưa có chính sách rõ ràng đối với việc sở hữu mua bán cho thuê các bất động sản nghỉ dưỡng.
Ví dụ như quy định của chúng ta rất rõ ràng về nhà ở khu đô thị, trong đó quyền sở hữu được ghi rõ trong luật, tuy nhiên đối với các tài sản (bất động sản nghỉ dưỡng) chưa có một quy định cụ thể nào về việc sở hữu mà vẫn thông qua các hợp đồng có thời hạn 50 - 70 năm.
Đây cũng tạo ra một tâm lý không yên tâm khi đầu tư vào bất động sản của các nhà đầu tư thứ phát. Đây là một trong những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng đang gặp phải.
Mô hình tư duy của Việt Nam hiện nay đang là hình kim tự tháp ngược. Tư duy trên cùng lớn nhất, chiếm quá nhiều thời gian, mà tư duy càng lâu thì đất nước sẽ ngày càng tụt hậu, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhận định.
Về việc phát triển đặc khu kinh tế, theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế cho rằng, chúng ta phải quyết tâm làm, làm rồi sẽ rút kinh nghiệm, còn không làm thì không bao giờ đi đến đích được.
Dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ngày 31/8/2017 quy định, người nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài vào đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 60 ngày.
Các đặc khu kinh tế sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt: Nhà đầu tư chỉ cần thực hiện một thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh, chính sách bầu trời mở, người nước ngoài được sở hữu nhà ở lên đến 99 năm...
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.