Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ
Nhiều ý kiến cho rằng muốn thị trường khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thừa nhận trước Quốc hội rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Giải trình trước Quốc hội về mức độ hiệu quả của khoa học công nghệ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, bản chất của nghiên cứu khoa học là tính mới, tính rủi ro và có độ trễ. Nhiều nghiên cứu mặc dù đã thành công vẫn cần tiếp tục được đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực xã hội.
"Trong nghiên cứu khoa học công nghệ, không thể nào 100% nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đều thành công", ông Đạt nói.
Bộ trưởng Đạt cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ. Và trong bối cảnh cân đối chi ngân sách nhà nước còn khó khăn, chi thường xuyên cho hoạt động khoa học, công nghệ vẫn được Quốc hội thông qua, trung bình vào khoảng 0,79% tổng chi ngân sách nhà nước.
Trong thời gian vừa qua, các hoạt động khoa học, công nghệ đã có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Những đóng góp này được đo lường gián tiếp thông qua một số chỉ tiêu như: chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng; tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân; tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam GII… Trong giai đoạn 2016-2020, các chỉ tiêu này đều có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đạt cho biết, khoảng 10 năm trước, kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách (70-80%). Đến nay, đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ 52 và 48%. Đến năm 2030, tỷ trọng này được kỳ vọng sẽ đạt 30/70 như các nước tiên tiến.
Dù vậy, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thừa nhận, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều kết quả từ các nhiệm vụ sử dụng ngân sách còn chậm được ứng dụng trong thực tiễn do vướng mắc về quản lý tài sản công... Các chương trình và nhiệm vụ công nghệ chưa góp phần hình thành các lĩnh vực công nghệ hay ngành mũi nhọn.
Về Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, theo số liệu của Tổng cục Thuế, giai đoạn 2015-2021, có gần 1.300 lượt doanh nghiệp trích lập quỹ, với số tiền hơn 23.000 tỷ đồng, trong đó số sử dụng 14.000 tỷ đồng (chiếm 60%).
Có thể thấy, số doanh nghiệp trích lập quỹ còn khiêm tốn, trong đó không có doanh nghiệp FDI nào trích lập quỹ, cho thấy cơ chế khuyến khích trích lập và sử dụng còn nhiều vướng mắc và chưa đủ hấp dẫn.
Cụ thể, tỷ lệ trích lập chưa phù hợp với cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, quy định hiện nay không cho phép sử dụng quỹ để mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quy định về quản lý quỹ cũng không phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính trong kiểm soát chi của quỹ cũng chưa linh động và chưa phù hợp với đặc thù; thủ tục mua sắm phục vụ nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện theo dự án đầu tư, chưa phù hợp với đặc thù tính mới, hiếm, kịp thời, rủi ro cao của hoạt động này.
Để tháo gỡ một phần khó khăn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư số 05/2022 để hướng dẫn sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. Thông tư đã bãi bỏ các quy định cứng nhắc, không đúng với tinh thần tôn trọng vai trò tự chủ của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn từ quỹ.
Nhằm khuyến khích doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ, Bộ cũng sẽ đề xuất Chính phủ nghiên cứu sửa đổi các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Nghị định 95 về cơ chế tài chính và đầu tư cho khoa học công nghệ. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội về cơ chế đặc thù trong mua sắm, đầu tư từ nguồn của quỹ cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.Nhiều ý kiến cho rằng muốn thị trường khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ nhận định phát triển mạng lưới trung gian của thị trường khoa học và công nghệ là một trong những giải pháp cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển.
Sáng ngày 6/9/2022, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đã tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do ông Hasan Kleib, Phó Tổng giám đốc WIPO phụ trách lĩnh vực phát triển quốc gia và khu vực, dẫn đầu.
Người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ rất ấn tượng với việc ứng dụng khoa học công nghệ của Tập đoàn TH, chiến lược phát triển của tập đoàn cũng trùng khớp với chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra xuyên suốt, làm sao để các doanh nghiệp là nơi đổi mới sáng tạo thật sự, trung tâm đổi mới sáng tạo phải được xuất phát từ doanh nghiệp.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.