Leader talk
Tìm cách 'bơm nhiên liệu' cho thị trường khoa học và công nghệ
Lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ nhận định phát triển mạng lưới trung gian của thị trường khoa học và công nghệ là một trong những giải pháp cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển.
Thị trường khoa học công nghệ bước đầu hình thành
Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhìn chung, thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn đang ở dạng sơ khai, mới bước đầu hình thành và từng bước phát triển. Nguồn cung hàng hóa trong nước còn hạn chế.
Các tổ chức trung gian, môi giới và cơ sở hạ tầng của thị trường còn rời rạc, tự phát, chưa liên kết thành mạng lưới để hỗ trợ các dịch vụ trên thị trường.
Không chỉ vậy, sự liên thông giữa thị trường khoa học và công nghệ trong nước với thị trường thế giới, cũng như với với các thị trường khác ở trong nước (đặc biệt là thị trường lao động và thị trường vốn) còn hạn chế.
‘Cần tránh tình trạng doanh nghiệp công nghệ lấn sân sang trung gian tài chính’
Trong khi đó, nhu cầu đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay ngày càng tăng cao, ông Đạt cho biết tại Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập" mới đây.
Theo lãnh đạo Bộ khoa học và công nghệ, số lượng và chất lượng nguồn cung công nghệ, cũng như sự minh bạch thông tin về công nghệ, và việc giảm thiểu các chi phí trong giao dịch mua bán công nghệ đang là đòi hỏi cấp bách nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có đủ năng lực để chủ động tìm kiếm và tiếp cận các thông tin về nguồn cung công nghệ, cũng như chưa tích lũy đủ các nguồn lực (nhất là nguồn vốn và nhân lực trình độ cao) để tiếp nhập công nghệ mới, công nghệ cao.
Bốn rào cản chính
Theo bộ trưởng, nhìn tổng thể, thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam tồn tại bốn rào cản, vướng mắc chính.
Thứ nhất là hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường đã được hình thành, tuy nhiên, còn thiếu và chưa đồng bộ với các pháp luật liên quan.
Thứ hai là thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ các quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ ở mức trung bình thấp.
Nguồn cung công nghệ trong nước chiếm tỷ trọng thấp, nhiều kết quả nghiên cứu của viện, trường có địa chỉ ứng dụng nhưng chưa chuyển giao được. Phần lớn các kết quả nghiên cứu dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm, chưa sẵn sàng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba là nhu cầu ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tăng cao, nhưng khó tiếp cận với nguồn cung công nghệ có chất lượng. Năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn thấp; nhận thức về sự cần thiết phải liên tục đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế.
Thứ tư là các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến, chuyển giao công nghệ của tổ chức trung gian còn yếu.
Cùng với đó, thiếu các tổ chức trung gian có vai trò là đầu mối hệ thống, quy mô vùng và quốc gia nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Chưa hình thành được mạng lưới các tổ chức trung gian trong nước, kết nối với thị trường khu vực và thế giới.
Bảy giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Để phát triển thị trường, lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ đề xuất triển khai một số giải pháp.
Thứ nhất, về phát triển mạng lưới tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, cần tập trung phát triển các tổ chức trung gian có vai trò đầu mối trong mạng lưới, có khả năng cung cấp các dịch vụ công có tính hệ thống; các tổ chức trung gian tại các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học, nhất là tại các đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học trọng điểm; tại các tổ chức khoa học và công nghệ lớn, liên ngành hoặc đa ngành về kỹ thuật và công nghệ; và tại các hiệp hội ngành hàng.
Cùng với đó, khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian thuộc khu vực tư nhân, phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Ngoài ra, cần tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ việc triển khai việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trung gian môi giới trên thị trường; xây dựng, duy trì, cập nhật và phát triển cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, trang thông tin điện tử về thị trường khoa học và công nghệ.
Thứ hai là về phát triển nguồn cầu của thị trường, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Theo đó, cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, khả năng cung ứng, khai thác nguồn tài sản trí tuệ; thực hiện các báo cáo phân tích xu hướng công nghệ; tạo áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ, tăng năng suất lao động.
Thứ ba là về thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường khoa học và công nghệ.
Theo đó, cần hình thành các kênh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển; hỗ trợ nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch có giá trị nền tảng.
Ngoài ra, cần triển khai thực hiện các dự án cụ thể nhằm thu hút và phát huy có hiệu quả nhân tài người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam.
Thứ tư là về liên thông, tiến tới đồng bộ hóa thị trường khoa học công nghệ với các thị trường hàng hóa, lao động và tài chính.
Thứ năm là về hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Thứ sáu là về phát triển hạ tầng quốc gia. Lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ đề xuất hình thành và vận hành ba sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại ba miền của đất nước; kết nối với các sàn giao dịch công nghệ của các địa phương và các sàn giao dịch công nghệ trong khu vực và thế giới.
Cùng với đó, khuyến khích các tổ chức trung gian thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới về thị trường khoa hcọ và công nghệ; đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và cổng thông tin về thị trường; đầu tư phát triển và ứng dụng các công cụ phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu giao dịch công nghệ, quản trị và kết nối cơ sở dữ liệu dùng chung, số hoá và tích hợp dữ liệu.
Thứ bảy là về thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó tập trung vào thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên.
Đồng thời, xây dựng các chính sách để khuyến khích việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp phụ trợ trong nước.
Thủ tướng: 5 vấn đề lớn của ngành khoa học công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp và làm việc với Phó Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Sáng ngày 6/9/2022, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đã tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do ông Hasan Kleib, Phó Tổng giám đốc WIPO phụ trách lĩnh vực phát triển quốc gia và khu vực, dẫn đầu.
Tập đoàn TH là doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ rất ấn tượng với việc ứng dụng khoa học công nghệ của Tập đoàn TH, chiến lược phát triển của tập đoàn cũng trùng khớp với chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra xuyên suốt, làm sao để các doanh nghiệp là nơi đổi mới sáng tạo thật sự, trung tâm đổi mới sáng tạo phải được xuất phát từ doanh nghiệp.
Gian nan tìm lời giải cho bài toán công nghệ xử lý rác thải
Nhiều công nghệ xử lý rác thải tiên tiến đã được áp dụng và đem lại hiệu quả cao tại các nước phát triển, tuy nhiên khó có thể đạt được hiệu quả tương tự tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nỗ lực khai thác sức mạnh khoa học
Các doanh nghiệp đã chứng kiến sức mạnh của khoa học và đã tận dụng chúng để phát triển các sản phẩm và giải pháp, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn và tối ưu hóa mô hình kinh doanh.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.