Các chỉ báo kinh tế đan xen hy vọng và thách thức

Nhật Hạ Thứ hai, 29/07/2024 - 18:49

Kinh tế Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay thể hiện sự kết hợp giữa những tín hiệu khả quan và các vấn đề cần giải quyết, phản ánh thực trạng đa chiều.

Trong bảy tháng đầu năm nay, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn đối mặt với không ít thách thức.

Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và thương mại đều có sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt là ngành du lịch và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, biến động kinh tế toàn cầu, xung đột địa chính trị và chi phí sản xuất gia tăng, giải ngân đầu tư công vẫn chậm, tăng trưởng tín dụng chậm vẫn là những trở ngại cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Cụ thể, ngành nông nghiệp Việt thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tiến độ gieo cấylúa mùa, lúa thu đông, chăm sóc lúa hè thu và thu hoạch lúa hè thu sớm đang được tập trung đẩy mạnh, đặc biệt là diện tích lúa mùa đạt 1.206,9 nghìn ha, tương đương 99,5% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình chăn nuôi cũng duy trì ổn định, với dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát hiệu quả, theo Tổng cục Thống kê. 

Cùng với đó, lĩnh vực thủy sản cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực, khi sản lượng thủy sản bảy tháng ước đạt 5.225,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi đáng kể sau thời gian khó khăn.

Dẫu vậy, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng vẫn đối mặt với nhiều thách thức ngoại cảnh như mức thuế chống bán phá giá; căng thẳng chính trị làm giá cước tăng phi mã; thẻ vàng IUU, cạnh tranh với thủy sản từ nhiều nước khác đòi hỏi nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước.

Các chỉ báo kinh tế đan xen hy vọng và thách thức
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản đang có sự phân hóa. Ảnh: Hoàng Anh

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay của các doanh nghiệp ngành nông, lâm, thủy sản đang có sự phân hóa. Một số doanh nghiệp lớn đã báo lãi lớn vào nửa đầu năm nay. Đơn cử như PAN Group lãi 370 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ.

Cùng với đó là đánh giá lạc quan hơn nữa của ban lãnh đạo PAN về nửa cuối năm nay khi xem xét đặc thù cao điểm kinh doanh các mảnh mũi nhọn như tôm, cá tra, thuốc bảo vệ thực vật và mảng cây trồng. Giai đoạn các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho các dịp lễ, Tết cuối năm.

Bên cạnh đó vẫn có một số doanh nghiệp thủy sản kinh doanh kém khả quan trong nửa đầu năm nay như Cá tra Vĩnh Hoàn báo lãi sụt 26% so với cùng kỳ năm trước do giá bán cá tra giảm.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, với các ngành như cao su, sản xuất giường tủ bàn ghế, hóa chất đều đạt mức tăng cao.

Mặc dù vậy, ngành công nghiệp vẫn phải đối diện với những thách thức không nhỏ, bao gồm sự biến động của giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bảy tháng đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Để tiếp tục thu hút và duy trì dòng vốn này, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Thương mại trong nước cũng ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Là tập đoàn dẫn đầu về mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, Masan Group đạt doanh thu và lợi nhuận đột biến trong quý II năm nay. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (LNST Post-MI) tăng 378,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chỉ báo kinh tế đan xen hy vọng và thách thức 1
Thương mại trong nước ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 212,9 tỷ USD, giúp Việt Nam xuất siêu 14,08 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành thương mại vẫn gặp nhiều thách thức do tác động của biến động kinh tế toàn cầu và các biện pháp bảo hộ từ các quốc gia khác, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngành du lịch đã có sự phục hồi ấn tượng trong bảy tháng đầu năm nay nhờ chính sách thị thực thuận lợi, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được các địa phương trên cả nước đẩy mạnh. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao, trong tháng Bảy đạt 1,15 triệu lượt, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lượng khách quốc tế trong bảy tháng đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,9% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, ngành du lịch vẫn cần cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong bảy tháng đầu năm nay đã phản ánh một bức tranh đa chiều về sức khỏe của nền kinh tế.

Trong khoảng thời gian này, cả nước có khoảng 139,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng phát triển của nền kinh tế.

Một chỉ số đáng chú ý là tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong bảy tháng năm nay gần 1.774 nghìn tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trưởng gần 125,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này phản ánh rằng, mặc dù có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn và phải rút lui khỏi thị trường. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố như áp lực cạnh tranh, chi phí vận hành cao, và khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa hè 2024, đại diện VCCI cho biết mặc dù kinh tế Việt Nam có những tín hiệu tích cực như tăng trưởng GDP và xuất khẩu tốt, năng lực thực sự của khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại đáng ngại.

Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do suy giảm tiêu dùng toàn cầu, khiến mất nhiều đơn hàng truyền thống.

Một số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động tới 70%, theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép trong chuỗi cung ứng, đơn hàng bấp bênh do vị thế thấp kém so với doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, các doanh nghiệp điện tử chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu lao động có tay nghề, thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn vay và tài trợ, công nghệ chưa cao. Việt Nam cũng mất lợi thế về lao động do lực lượng lao động già hóa nhanh và không đáp ứng được yêu cầu tay nghề cao từ các chuyên gia nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho biết sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất yếu. Cả nước có trên 1.000 dự án bất động sản đang "nằm", không thể triển khai. 

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tiêu điểm -  1 tháng
Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm, Việt Nam được HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên mức 6,5%.
Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tiêu điểm -  1 tháng
Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm, Việt Nam được HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên mức 6,5%.
Tăng trưởng vượt dự báo, các tổ chức tài chính lạc quan hơn về kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng vượt dự báo, các tổ chức tài chính lạc quan hơn về kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 tháng

Số liệu tăng trưởng GDP đạt 6,9% vào quý II trên nền quý I mới đạt 5,7% là con số khá bất ngờ, khiến các tổ chức đánh giá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tiêu điểm -  1 tháng

Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm, Việt Nam được HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên mức 6,5%.

Thủ tướng: Thúc đẩy tăng trưởng thông qua ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Thúc đẩy tăng trưởng thông qua ngoại giao kinh tế

Tiêu điểm -  1 tháng

Ngoại giao kinh tế hiệu quả giúp Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn lớn, tạo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Tiêu điểm -  2 tháng

Thách thức lớn nhất với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối 2024 đến từ những biến động trên toàn cầu.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  3 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  3 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  9 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  9 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  12 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.