Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Kiều Mai Thứ tư, 17/07/2024 - 18:37

Thách thức lớn nhất với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối 2024 đến từ những biến động trên toàn cầu.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, mới đây cho biết, kinh tế thế giới về cơ bản sẽ tiếp tục khó khăn trong nửa cuối năm, kinh tế khu vực đã có chuyển biến tích cực nhưng chỉ ở mức độ nhỏ.

Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng của Việt Nam những tháng tới do Việt Nam là nước phụ thuộc tương đối nhiều vào xuất khẩu.

Song song với đó, nền kinh tế nội địa còn nhiều khó khăn như giải ngân đầu tư công vẫn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể so với kế hoạch, tăng trưởng tín dụng chậm.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu có thể hạn chế nguồn cung và đẩy giá hàng hóa lên cao. Lượng mưa cao hơn dự kiến và nhiệt độ lạnh hơn do tác động của La Niña cũng gây rủi ro đối với triển vọng phát triển.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết thêm, nhu cầu yếu đi do sự phục hồi kinh tế chậm của các đối tác thương mại và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn sẽ làm chậm quá trình phục hồi tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tốc độ bình thường hóa lãi suất ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác sẽ gia tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái.

“Tăng trưởng năm 2024 còn phụ thuộc vào việc thực hiện hiệu quả các biện pháp tài chính và đầu tư công của Chính phủ”, ông Shantanu Chakraborty nhấn mạnh.

ADB trong báo cáo mới nhất giữ nguyên dự báo về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm nay và năm sau, lần lượt ở mức 6% và 6,2%.

Theo ông Hùng, điều này xuất phát từ kỳ vọng khu vực dịch vụ của Việt Nam tiếp tục ổn định, sản xuất sẽ duy trì đà phục hồi như nửa đầu năm.

“Nhu cầu trong nước vẫn còn yếu đòi hỏi cần có sự hỗ trợ phù hợp của các biện pháp tiền tệ và tài khóa. Các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công sẽ là những giải pháp chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng”, vị chuyên gia phân tích.

Điều đáng chú ý nữa là tốc độ tăng trưởng tương đối chậm lại trong những năm gần đây cho thấy cơ cấu nền kinh tế Việt Nam mong manh, dễ đổ vỡ. Đơn cử, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu do khối FDI dẫn dắt, thị trường vốn non trẻ hay sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng.

Ông Shantanu Chakraborty cho rằng, nếu những rủi ro này được giải quyết kịp thời, Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Do đó, các chính sách trong năm nay cần kết hợp giữa hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để thúc đẩy nhu cầu trong nước với các biện pháp khắc phục cơ cấu dài hạn nhằm đạt được phát triển bền vững.

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Tiêu điểm -  2 tháng
Theo các kịch bản được VEPR xây dựng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 cao nhất dự kiến chỉ ở mức 6,01%, thấp hơn mức mục tiêu 6,5%.
Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Tiêu điểm -  2 tháng
Theo các kịch bản được VEPR xây dựng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 cao nhất dự kiến chỉ ở mức 6,01%, thấp hơn mức mục tiêu 6,5%.
Cải thiện chất lượng tăng trưởng

Cải thiện chất lượng tăng trưởng

Tiêu điểm -  2 tháng

Tăng trưởng không những cần nhanh mà còn phải đảm bảo chất lượng thông qua nâng cao năng suất, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy tối đa các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu kinh tế, xã hội.

Tăng trưởng 7% có khả thi?

Tăng trưởng 7% có khả thi?

Tiêu điểm -  2 tháng

Bộ Kế hoạch và đầu tư tham mưu với Chính phủ kịch bản tích cực, dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 7% cả năm 2024, cao hơn 0,5% so với cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra.

Lực cản tăng trưởng sáu tháng cuối năm

Lực cản tăng trưởng sáu tháng cuối năm

Tiêu điểm -  2 tháng

Kinh tế nửa đầu năm chứng kiến đà phục hồi được cải thiện qua từng tháng với một số điểm sáng về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đe dọa đến triển vọng tăng trưởng.

Tăng trưởng tín dụng đến 24/6 đạt 4,45%

Tăng trưởng tín dụng đến 24/6 đạt 4,45%

Tài chính -  2 tháng

Theo báo cáo cập nhật của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 24/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ tăng 3,83%.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.