Thủ tướng: Thúc đẩy tăng trưởng thông qua ngoại giao kinh tế

Nhật Hạ Thứ sáu, 19/07/2024 - 13:46

Ngoại giao kinh tế hiệu quả giúp Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn lớn, tạo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã đón nhận nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn từ khắp nơi trên thế giới như NVIDIA, Apple, Intel, Google, Infosys và Siemens... các đoàn hàng trăm doanh nghiệp lớn từ Bắc Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản...

Điều này thể hiện rõ nỗ lực của ngành ngoại giao kinh tế trong việc kết nối, xúc tiến và tháo gỡ rào cản thương mại, từ đó mở rộng thị trường cho các ngành và doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoại giao kinh tế đã tích cực thúc đẩy các hướng đi mới như phát triển ngành Halal và tận dụng mạng lưới 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký với 60 đối tác. 

Công nghiệp Halal là ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo, bao gồm thực phẩm và đồ uống, du lịch và thủy sản… Thị trường thực phẩm Halal dành cho người Hồi giáo trên thế giới hiện phục vụ khoảng 2 tỷ người. Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu cũng đạt tới 7.000 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức, khi một số hợp tác kinh tế chưa đạt kết quả tương xứng và công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ. 

Tại hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế ngày 18/7, các đại biểu đã đề xuất cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động đối ngoại cấp cao lồng ghép nội hàm kinh tế và công nghệ vào chương trình nghị sự, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương. 

Việc cung cấp thông tin về nhu cầu và tiềm năng hợp tác, cũng như các chính sách pháp luật liên quan kinh tế của các nước là rất cần thiết để thúc đẩy hoạt động ngoại giao kinh tế.

Thủ tướng: Thúc đẩy tăng trưởng thông qua ngoại giao kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế ngày 18/7. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng dù đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. 

Ông yêu cầu cần nỗ lực hơn nữa, làm việc với quyết tâm cao, có trọng tâm, trọng điểm và kiểm tra đánh giá thường xuyên. Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả".

Mục tiêu tăng trưởng cho cả năm 2024 được xác định là 6,5 - 7%. Để đạt được điều này, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức và các ngành công nghệ mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây. 

Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát huy tối đa nguồn lực từ cộng đồng 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong nước, mở rộng thị trường và thúc đẩy hợp tác kinh tế. Đồng thời, cần tăng cường quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra thế giới, nâng cao chất lượng và cạnh tranh.

Các bộ, ngành phải theo dõi sát tình hình quốc tế, tận dụng cơ hội xuất khẩu lao động và nghiên cứu chính sách visa phù hợp để thu hút du khách. Các cơ quan đại diện cần nắm bắt từ sớm các xu thế phát triển và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt trong các ngành mới nổi.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan đại diện cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm của Việt Nam với chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, cũng như tăng cường giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, nhất là về các chính sách mới và các thành tựu phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Ông lưu ý các địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển đổi xanh của các nước.

Bốn định hướng lớn trong ngoại giao kinh tế thời gian tới

Bốn định hướng lớn trong ngoại giao kinh tế thời gian tới

Tiêu điểm -  5 tháng
Thủ tướng nhấn mạnh ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024.
Bốn định hướng lớn trong ngoại giao kinh tế thời gian tới

Bốn định hướng lớn trong ngoại giao kinh tế thời gian tới

Tiêu điểm -  5 tháng
Thủ tướng nhấn mạnh ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024.
Bốn định hướng lớn trong ngoại giao kinh tế thời gian tới

Bốn định hướng lớn trong ngoại giao kinh tế thời gian tới

Tiêu điểm -  5 tháng

Thủ tướng nhấn mạnh ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024.

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31

Tiêu điểm -  2 năm

Sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, sáng nay 15/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thêm ứng dụng gọi xe ngoại gia nhập thị trường Việt Nam

Thêm ứng dụng gọi xe ngoại gia nhập thị trường Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm

Hiện tại, đã có hơn 260 lái xe ô tô và 300 lái xe máy ở Huế đăng ký tham gia làm tài xế cho ứng dụng inDriver. Trước mắt, đại diện ứng dụng inDriver cho biết sẽ không tính bất kỳ khoản phí dịch vụ nào từ các lái xe.

Bộ Ngoại giao lên tiếng trước việc Lào sắp xây đập thủy điện trên sông Mê Kông

Bộ Ngoại giao lên tiếng trước việc Lào sắp xây đập thủy điện trên sông Mê Kông

Phát triển bền vững -  4 năm

Việc phát triển các công trình thủy điện trên dòng chính của sông Mê Kông cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực tới các nước ở hạ nguồn theo đúng thông lệ quốc tế và Ủy hội sông Mê Kông quốc tế.

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  4 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  5 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  10 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  11 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.