CFO Việt Nam và Học viện Tài chính thúc đẩy hợp tác toàn diện
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Đại diện JETRO cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 gây ra những rủi ro cho nền kinh tế, tuy nhiên về dài hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn sẽ tích cực đầu tư vào Việt Nam.
Dưới tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại ASEAN nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều phải chịu nhiều khó khăn. Những tổn thương trong chuỗi cung ứng khiến không chỉ các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mà nhiều nhà máy ở các quốc gia khác của doanh nghiệp Nhật cũng bị đình trệ hoạt động.
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) cho biết, dưới tác động của Covid-19, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam cũng đứng trước nhiều rủi ro “chưa từng có tiền lệ”.
Tuy nhiên, đây không phải là khó khăn của riêng Việt Nam mà còn là tình trạng chung của toàn khu vực Đông Nam Á. Theo đại diện JETRO, những khó khăn này chỉ mang tính ngắn hạn và nền kinh tế Việt Nam đang dần có dấu hiệu hồi phục.
Ông Takeo khẳng định, dù đầu tư vào Việt Nam bị chậm lại bởi đại dịch, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn theo sát tình hình và sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.
Điều này được lý giải bởi chính sách thu hút đầu tư tương đối mở của Việt Nam, với những ưu đãi hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định hay miễn giảm tiền thuê đất.
Cùng với các chính sách từ phía Chính phủ, chính quyền các địa phương cũng tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt là dòng vốn chất lượng cao từ Nhật Bản.
Thực tế, trong tháng 8, tháng cao điểm của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam khi hàng loạt trung tâm kinh tế đều phải thực hiện giãn cách xã hội, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng 65% so với tháng 7.
Tính chung 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được gần 20 tỷ USD, bằng 98% cùng kỳ năm ngoái. Đây là minh chứng cho thấy niềm tin của nhà đầu tư ngoại.
8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD vào Việt Nam và là nước đầu tư lớn thứ 2, chỉ sau Singapore. So với cùng kỳ năm ngoái, vốn đầu tư từ Nhật Bản tăng gần 95%, trong khi dòng vốn từ các đối tác lớn khác như Hàn Quốc và Singapore đều có xu hướng giảm. Đáng lưu ý, dòng vốn đầu tư từ Nhật vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức đầu tư mới.
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.
Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ, giãn nợ sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng NHNN sẽ không gia hạn thêm cho Thông tư này.
Kinh tế số của Malaysia được kỳ vọng sẽ vươn tầm khu vực với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các giải pháp công nghệ, y tế, năng lượng...
Dự án The Gió Riverside với 3.000 căn hộ ở Bình Dương dự kiến được An Gia ra mắt sau sáu tháng khởi công.
VinFast đồng hành cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tám địa phương tiên phong lên lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng.
Nutifood xây dựng thành công trang trại bò sữa hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển ngành nông nghiệp tại Gia Lai và các địa phương lân cận.