Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực
Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Tại Nghị quyết số 77/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 3/2025 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Chính phủ nhấn mạnh sự kiên định với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, mục tiêu này thách thức nhưng có lý do để đạt được nhờ vào tăng trưởng khu vực công nghiệp chế biến chế tạo cũng như thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung hơn nữa vào du lịch, dịch vụ.
“Trong quý I, chúng ta đã đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế. Đây là dư địa, khu vực tiềm năng góp phần tăng trưởng”, ông Trung cho biết tại phiên hỏi đáp trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tháng này.
Với đầu tư nước ngoài, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn để xúc tiến thực hiện, cụ thể hóa các dự án rất lớn về đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu về FDI năm nay là tăng 38 – 40 tỷ USD và mục tiêu vốn thực hiện đạt 27 – 28 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), ba động lực chính với tăng trưởng kinh tế là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều đang kém tích cực.
Đầu tư tư nhân sẽ khó tăng mạnh do những khó khăn của khu vực doanh nghiệp trong khi xuất khẩu và FDI đối diện với thách thức lớn trong bối cảnh biến động thuế quan như hiện nay, ông lý giải tại hội thảo của NEU về thúc đẩy cải cách thể chế trong bối cảnh mới mới đây.
Cùng quan điểm, PGS.TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định, mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% trong năm nay sẽ đối mặt rào cản lớn từ những chính sách thuế quan của Hoa Kỳ. Nguyên nhân là bởi sự bất ổn trên thị trường thương mại quốc tế khiến dòng vốn FDI có thể chững lại hoặc suy giảm.
“Từ nay đến cuối năm sẽ là giai đoạn khó khăn của FDI bởi bối cảnh thế giới càng bất ổn, doanh nghiệp càng chần chừ đầu tư”, ông Thế Anh trao đổi với báo chí bên lề hội thảo của NEU. Cùng với đó, các doanh nghiệp FDI sẽ cẩn trọng hơn khi Việt Nam nằm trong nhóm mà Mỹ muốn cân bằng thương mại, không còn là điểm đến an toàn để né tránh thuế quan.
Với tiêu dùng, ông Thế Anh cho rằng đây là động lực khó có thể bứt phá trong năm nay khi thu nhập của người dân không tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, khiến sức mua bị hạn chế.
Năm 2025 là năm khởi đầu cho tham vọng tăng trưởng cao, do vậy, chưa thể tác động ngay tới khu vực đầu tư tư nhân. Ông Thế Anh nhận định, nếu các chính sách giảm được thủ tục hành chính, gỡ bỏ rào cản kinh doanh và thể hiện được sự cam kết của Chính phủ thì đầu tư tư nhân sẽ tăng trở lại trong các năm tiếp theo. Cùng với đó, ông nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới bất ổn như hiện nay, môi trường đầu tư cần phải rất an toàn, ổn định thì doanh nghiệp mới đầu tư lâu dài.
Ngoài các động lực trên, tăng trưởng còn có thể trông chờ vào đầu tư công. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố phụ thuộc nhiều vào năng lực chủ quan trong quá trình triển khai.
Một rủi ro đáng lưu ý của đầu tư công là khi giải ngân nhanh, trong khi chính sách tín dụng và tiền tệ lại quá nới lỏng, không chỉ làm giảm hiệu quả trong việc thu hút đầu tư tư nhân, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra lạm phát, mất giá tiền tệ, thâm hụt ngân sách, thậm chí có thể dẫn đến bong bóng giá tài sản.
Một trong các động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam được nhắc đến nhiều trong những tuần căng thẳng thương mại vừa qua là FDI khi thay đổi về thuế quan liên tục diễn ra.
“Tôi nghĩ rằng trong vài năm tới, có lẽ 2026, 2027 sẽ là những năm khó khăn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bởi dòng FDI mới trong năm nay và năm sau sẽ không có nhiều”, ông Nguyễn Lương Hiền, Phó tổng giám đốc Tư vấn chiến lược – tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam, nhận định tại tọa đàm về thuế quan mới đây do EuroCham tổ chức.
Ông giải thích, Việt Nam vẫn đang là nước thu nhập trung bình thấp, phần phát triển có thể đạt được nhanh đến từ xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu dựa vào FDI. Tuy nhiên, xu hướng FDI đổ vào Việt Nam trong năm nay sẽ chậm lại do hầu hết doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào bối cảnh bất ổn và khả ănng diễn ra cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng lớn.
Chia sẻ cùng quan điểm, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Deep C, Chủ tịch EuroCham, cho rằng dòng FDI mới sẽ khó có thể diễn ra trong thời kỳ nhiều bất định như hiện nay.
Ông Bruno tiết lộ, theo khảo sát nhanh với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp mà ông đang phụ trách, những biến động thuế quan gần đây sẽ ảnh hưởng đến các khoản vốn rót trong năm nay.
“Mặc dù dòng FDI năm nay sẽ không dừng, triển vọng của năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc đàm phán của Việt Nam trong thời hạn 90 ngày. FDI sẽ giảm đi nếu Việt Nam bị trừng phạt nhiều hơn so với các quốc gia láng giềng”, vị này nhận định.
Theo ông Hiền, Việt Nam có thể tạm thời lạc quan khi đã có nhiều các cam kết đầu tư – những quyết định sẽ khó thay đổi do kế hoạch được xây dựng trong vài năm. Tuy nhiên, việc dịch chuyển hay đầu tư vào năng lực sản xuất lớn tại Việt Nam sẽ chậm lại.
“Tôi cho rằng việc đầu tư vào các phần khác như hạ tầng, thị trường trong nước đang trở nên cần thiết hơn. Việt Nam cũng nên nhân cơ hội này đầu tư nhiều hơn để có thể tái định hình cơ sở hạ tầng”, đại diện PwC nhấn mạnh.
“Chúng ta nên hiểu rằng, với thuế quan của Mỹ, điều quan trọng là Mỹ muốn tìm kiếm xem bao nhiêu phần trăm trong hàng hóa đến từ Trung Quốc," ông Bruno phân tích và nói thêm chuỗi cung ứng vẫn dựa vào nguồn cung từ nước láng giềng này.
Tuy nhiên, ông nhìn nhận đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất trong ngành chế biến chế tạo trong thúc đẩy sản xuất tại Việt Nam.
Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.
Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Mức thuế cao bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như quan hệ song phương.
Tổ chuyên trách hệ thống pin lưu trữ năng lượng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tham vọng về công suất lưu trữ bằng pin.
Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đăng trên trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng 14/4.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lê
Du khách Việt Nam ưa chuộng nghỉ dưỡng ven biển và các thành phố giàu bản sắc văn hóa, khảo sát từ Booking mới đây tiết lộ.
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu đẩy chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thi công và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ 8 dự án trọng điểm ngành năng lượng.
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.
Năm 2025, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao 23,7%. Mặc dù vậy, nhà băng lại tỏ ra thận trọng với kế hoạch lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng chỉ gần 10%.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được coi là một mỏ vàng cho những doanh nghiệp xuất khẩu, những nó sẽ mãi là vàng trong mỏ nếu doanh nghiệp không biết số hóa mình.
Hướng tới kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng hơn 610.000 chỗ, tăng lần lượt 35% và 29% so với cùng kỳ năm ngoái.