Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.
Theo dự kiến, mức thuế đối ứng mà Mỹ tuyên bố tuần trước với nhiều đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam, sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 9/4 tới đây. Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu thuế cao nhất, ở mức 46%.
“Tác động tiêu cực của mức thuế này là quá lớn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng, nếu chính sách này được thực thi đúng thời hạn đã công bố”, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), nhận định tại hội nghị chiều ngày 7/4 với Thủ tướng.
“Đặc biệt, thuế này ảnh hưởng đến nguồn lực cho phát triển doanh nghiệp, đến giữ chân và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, ông nhấn mạnh.
Trước đó, tại hội nghị ngày 4/4 với Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, ông Cẩm cho biết, các doanh nghiệp trong ngành lo lắng và có tâm lý bất an do biên lợi nhuận của dệt may rất mỏng.
Cùng với đó, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu dệt may khác, đặc biệt khó khăn khi mức thuế áp cho Việt Nam cao hơn nhiều so các nước cùng cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia…
Ông cho rằng, lĩnh vực dệt may Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh với Mỹ, mà có xu hướng lấn dần tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc tại thị trường này.
Cùng với đó, mức thuế cao sẽ ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt của dệt may Việt Nam là dệt vải và nhuộm để đáp ứng quy tắc xuất xứ các hiệp định thương mại.
Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này trong năm ngoái. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu tăng tới hơn 12% so với năm 2023.
“Việc xuất khẩu này không chỉ tạo việc làm cho người lao động trong nước mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng tại Mỹ”, ông Cẩm nhấn mạnh.
Đại diện Vitas khuyến nghị, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang Mỹ cần hết sức tỉnh táo, tự tin, cập nhật tình hình, hợp tác chặt chẽ với nhau, với các nhà mua hàng cùng tìm giải pháp, chia sẻ rủi ro, lợi ích.
Đặc biệt, thực hiện đa dạng hóa thị trường, nhất là các thị trường có tiềm năng như thị trường Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do như thị trường Halal, Nam Mỹ…
Cùng với đó, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực nội tại, ứng phó hiệu quả với biến động và yêu cầu thị trường trong dài hạn.
Đại diện hiệp hội dệt may cũng kiến nghị, bên cạnh việc đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới công bố, Việt Nam nên xúc tiến nhanh đàm phán hiệp định thương mại tự do ASEAN – Canada hoặc có thể khởi động song phương FTA Việt Nam – Canada để có thể quy định xuất xứ 2 công đoạn mà dệt may Việt Nam và Canada cùng quan tâm, thay vì 3 công đoạn trong CPTPP mà hai nước là thành viên.
Không chỉ vậy, cần rà soát, ban hành mới và duy trì các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiếp cận vốn vay, giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm các khoản đóng góp để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu dệt may năm 2024 dự báo đạt tổng kim ngạch khoảng 43,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vượt qua Bangladesh, chiếm vị trí thứ hai thế giới.
Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ khả quan khi nhu cầu hàng hóa ở các thị trường chính gia tăng những tháng cuối năm.
TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.
Thủ tướng yêu cầu cụ thể về một số dự án đường sắt trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị Hà Nội.
Tổng mức đầu tư của BUV vào Hưng Yên có thể lên tới 165 triệu USD, khi đơn vị này mở rộng giai đoạn ba, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên.
Mức thuế cao bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như quan hệ song phương.
Chính sách thuế quan mới của Mỹ gây phản ứng từ giới chuyên gia quốc tế, lo ngại ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.
Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.
Trước khi rót vốn vào The Palm City, Gateway Thủ Thiêm đã rút bớt một phần quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán bất động sản được ký kết giữa công ty và CTCP Quốc Lộc Phát tại dự án The Metropole Thủ Thiêm.
Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.
Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.
TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.
Đã hơn chín tháng trôi qua kể từ khi Nghị định 71/2024 quy định về giá đất được Chính phủ ban hành, công tác định giá đất vẫn đình trệ do thiếu các thông tin, dữ liệu về đất đai.
Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.