Tài chính
Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ
Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Mức thuế quan đối ứng vượt dự báo
Được đánh giá là một nền kinh tế có độ mở lớn và hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi Tổng thống Donald Trump mới đây đã công bố áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Mức thuế quan này được nhận định đã vượt ngoài dự báo của thị trường, theo báo cáo chiến lược mới nhất vừa được công ty chứng khoán MB (MBS) và ACB (ACBS) công bố.
Nếu được áp dụng chính thức, MBS đánh giá mức thuế đối ứng 46% sẽ gây ra những tác động tiêu cực sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam qua ba khía cạnh chính.
Theo đó, thuế suất cao làm suy giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Mỹ như máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, dệt may và giày dép.
Trong khi Việt Nam phải chịu mức thuế 46%, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Trung Quốc (34%), Ấn Độ (26%) và Thái Lan (37%) được hưởng mức thuế thấp hơn đáng kể, tạo ra bất lợi lớn cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia chịu mức thuế quan đối ứng cao nhất. Điều này có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất, vốn đang dịch chuyển vào Việt Nam theo chiến lược “Trung Quốc +1”.
Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong ngành điện tử và dệt may, có thể chuyển hướng sang các quốc gia khác có mức thuế ưu đãi hơn, làm chậm lại đà tăng trưởng của các khu công nghiệp tại Việt Nam.
Cuối cùng tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ chịu thêm áp lực khi nước này buộc phải tăng cường nhập khẩu từ Mỹ nhằm thu hẹp thặng dư thương mại - hiện ở mức 124 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch thương mại song phương. Điều này có thể làm gia tăng áp lực lạm phát và ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của Việt Nam trong dài hạn.
Tác động mạnh lên nhiều nhóm ngành
Các tổ chức cũng đã đưa ra nhiều phân tích chi tiết tác động của thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết.
Các ngành như dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp và logistics được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.
Ngành dệt may, vốn có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, sẽ đối mặt với chi phí tăng cao khi thuế đối ứng được áp dụng.
Với mức tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ lên tới 50-70% đối với nhiều doanh nghiệp, ngành này có ít lựa chọn để chuyển hướng sang các thị trường thay thế, ngay cả khi tận dụng các hiệp định thương mại đa phương.
Ngành thủy sản cũng không nằm ngoài vòng xoáy. Dù từng được hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá áp lên Trung Quốc, mức thuế đối ứng mới sẽ khiến chi phí xuất khẩu tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của cá tra và cá basa tại Mỹ. Đặc biệt khi các sản phẩm này có thể bị áp thuế cao hơn do Mỹ tăng cường trợ cấp giá nội địa.
Ngành đồ gỗ, với Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, cũng chịu tác động lớn. Trước đây, phần lớn đồ gỗ nội thất của Việt Nam được hưởng thuế 0%, nhưng thuế đối ứng có thể đẩy mức thuế lên khoảng 20%, làm giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ như Brazil và Ấn Độ.
Trong khi đó, các ngành như điện, điện tử và phương tiện vận tải cũng bị ảnh hưởng tương đối.
Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử, như Rockwell Automation, First Solar, HP, Dell... có thể chuyển một phần sản xuất sang các quốc gia khác để tránh thuế.
Đặc biệt, xu hướng này được dự báo sẽ kéo theo tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp (Kinh Bắc, Becamex, Viglacera) và logistics hàng không (Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn, Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài).
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành đều chịu tác động tiêu cực.
Ngành sắt thép, với các doanh nghiệp như Tôn Đông Á, Nam Kim và Hoa Sen, được dự báo không bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng do không nằm trong danh sách áp thuế của Mỹ, dù hiện tại đã chịu mức thuế trung bình 25% theo các quy định trước đó.
Tương tự, ngành cà phê, với tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 5,7%, được đánh giá có mức ảnh hưởng thấp, dù phải cạnh tranh với Brazil và Indonesia.
Ngành ô tô và các linh kiện ô tô đã chịu thuế 25% theo thuế
Ngành 232 (Áp dụng từ tháng 2/2025) sẽ không phải chịu thuế đối ứng, do đó tác
động trực tiếp lên giá là không đáng kể.
Trong “nguy” có “cơ”
Trước bối cảnh này, các chuyên gia của MBS khuyến nghị các doanh nghiệp như trong ngành linh kiện, điện tử có thể chủ động dịch chuyển một phần sản xuất trong khâu hoàn thiện đóng gói sản phẩm sang các quốc gia bị đánh thuế đối ứng thấp hơn như Ấn Độ, Indonesia.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế và tăng cường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác.
Bên cạnh đó, báo cáo của cũng ACB nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn như ngành dệt may cần sớm tìm kiếm thị trường thay thế thông qua các hiệp định thương mại đa phương, trong khi ngành thủy sản nên tập trung vào các thị trường khác để giảm thiểu rủi ro từ việc mất thị phần tại Mỹ.
Dù bối cảnh nhiều biến động khó lường, MBS vẫn chỉ ra những
điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Tổ chức này khuyến nghị nhà đầu tư tập trung vào các nhóm ngành ít chịu tác động trực tiếp từ thuế đối ứng, đồng thời có định giá hấp dẫn sau đợt điều chỉnh.
Ngành bất động sản, ngân hàng, thực phẩm tiêu dùng thiết yếu, công nghệ, điện và dầu khí được đánh giá là những lựa chọn tiềm năng.
Ngành ngân hàng dự kiến tăng trưởng lợi nhuận 15% trong quý I/2025, nhờ tín dụng toàn hệ thống tăng 2,5% tính đến ngày 25/3. Trong đó, các ngân hàng lớn như Techcombank, ACB hay VPBank được đánh giá tích cực với mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 20-26%.
Với lợi nhuận dự kiến tăng mạnh trong quý đầu năm nhờ bàn giao dự án, các doanh nghiệp bất động sản như Vinhomes, Khang Điền, Đất Xanh được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu nội địa và sự phát triển hạ tầng.
Đặc biệt, Vinhomes, với các dự án lớn như Royal Island và Ocean Park, có thể giúp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến lên tới 738% trong quý đầu năm.
Được xem là “nơi trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu ổn định bất chấp biến động kinh tế, các doanh nghiệp thực phẩm tiêu dùng thiết yếu như Vinamilk dự kiến tăng trưởng lợi nhuận 6% trong năm 2025.
Trong khi đó, Dabaco hay BAF ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lần lượt 162% và 76% trong quý này, nhờ mở rộng thị phần trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm.
FPT, đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ, được dự báo tăng trưởng lợi nhuận 21% trong năm 2025, nhờ nhu cầu chuyển đổi số trong nước và hợp đồng xuất khẩu phần mềm. Định giá P/E 16,8 lần cho thấy tiềm năng tăng trưởng dài hạn vẫn hấp dẫn.
Ở ngành dầu khí, với giá dầu duy trì ở mức cao và nhu cầu năng lượng tăng, PTSC - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được dự báo tăng trưởng lợi nhuận 29% trong năm 2025, nhờ các dự án khai thác và dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước.
Dragon Capital: Doanh nghiệp niêm yết ít bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan mới của Mỹ
Cần hiểu đúng về mức thuế 46% Mỹ áp cho Việt Nam
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mức thuế đối ứng 46% chưa phải là thuế suất đánh vào hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, đây là con số phía Mỹ chỉ ra sự nghiêm trọng trong chênh lệch thương mại hai nước, làm cơ sở để hai bên đàm phán đưa ra mức thuế cụ thể.
Dragon Capital: Doanh nghiệp niêm yết ít bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan mới của Mỹ
Đại diện Dragon Capilal nhìn nhận các doanh nghiệp xuất khẩu niêm yết sẽ không quá ảnh hưởng bởi các chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump.
Mỹ áp thuế 46%, Thủ tướng lập tổ phản ứng nhanh, giữ mục tiêu GDP hơn 8%
Sau khi Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh và khẳng định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên vào năm 2025 không thay đổi.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank
Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.
Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa
Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.