Các giám đốc tài chính mong đợi gì từ Hội nghị CFO thế giới lần đầu tổ chức tại Việt Nam?
Kim Yến
Thứ năm, 18/10/2018 - 14:43
Hội nghị CFO thế giới lần thứ 48 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam ngày 15-16/11/2018, với những kinh nghiệm đắt giá được chia sẻ từ các giám đốc tài chính toàn cầu như Lenovo, SAP, Microsoft, ACCA…đang trở thành sự kiện “hot” được các doanh nhân Việt Nam chờ đón.
Cuộc cách mạng công nghệ số đang ảnh hưởng sâu sắc đến ngành tài chính và sự thay đổi này diễn ra ngày càng tăng với tốc độ chưa từng có. Nhưng làm thế nào để áp dụng công nghệ số, cải tiến hiệu quả, giúp các giám đốc tài chính (CFO) nắm bắt lợi thế cạnh tranh nhằm chủ động hơn trong quả trị rủi ro?
Hội nghị CFO thế giới lần thứ 48 sẽ là cơ hội hiếm có để các doanh nhân, nhà quản lý cùng nhau gặp gỡ, giao lưu, trao đổi trực tiếp về những khó khăn cần tháo gỡ, đúc kết kỹ năng chuyên sâu về tài chính, cập nhật xu thế mới nhất của thế giới trong ngành tài chính trong kỷ nguyên số.
Hội nghị do CLB Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO Vietnam) phối hợp cùng Hiệp hội các Giám đốc Tài chính Nhật Bản (JACFO) tổ chức tại Lotte Legend Hotel Saigon, TP. HCM, với sự tham dự của hơn 500 khách mời là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính cấp cao và giám đốc tài chính trên toàn cầu bao gồm các hội viên từ 21 quốc gia của Hiệp hội quốc tế các nhà quản trị tài chính cấp cao (IAFEI).
Trong buổi họp báo ngày 18/10 tại TP. HCM về sự kiện này, ông Nguyễn Ngọc Bách, Chủ tịch CFO Việt Nam chia sẻ: “Sau một thời gian chuẩn bị, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề mang tính thời sự, cần thiết phải nghiên cứu, đó là “Chuyển đổi tài chính trong kỷ nguyên số”. Gần 120 diễn giả quốc tế đến từ các châu lục sẽ chia sẻ những đề tài thiết thực, giúp cho các nhà quản trị tài chính Việt Nam nắm bắt những kiến thức mới nhất về công nghệ, có cơ hội tiếp xúc, học hỏi giao lưu để cập nhật xu hướng mới, tìm cách hợp tác đầu tư.”
Đầu tư rất nhiều công sức để mời những người thầy giỏi của thế giới về Việt Nam, TS Hàn Mạnh Tiến, nhà sáng lập CFO Vietnam cho biết: “Ra đời năm 2007, đến nay, những anh chị rất giỏi, rất sáng, được đào tạo bài bản về tài chính đang hoạt động trong CFO Vietnam, đóng góp rất nhiều giá trị cho cộng đồng CFO vươn ra tầm quốc tế.”
“Sự kiện CFO 48 đánh dấu bước quan trọng, lần đầu tiên các giám đốc tài chính Việt Nam đã có thể đứng ra tổ chức một hội nghị quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Làm sao tổ chức một cách đĩnh đạc, đủ tầm về chuyên môn là điều chúng tôi tâm huyết.
Lần đầu tiên CFO Vietnam đưa về một lượng kiến thức khổng lồ. Không dễ gì có được 120 CFO thế giới, với những bài học đắt giá từ các tập đoàn lớn để chia sẻ với chúng ta. Khối lượng kiến thức ấy lan tỏa ra cộng đồng càng nhiều càng tốt, đặc biệt trong thời điểm mà công nghệ tác động khủng khiếp đến sản xuất kinh doanh và tài chính.
Kho kiến thức này sử dụng được hay không, sử dụng được mức nào là nhờ tác động của truyền thông. Sau hội nghị, chúng tôi sẽ tập hợp tất cả thông tin thành một bộ sách, để làm được điều đó, rất cần các anh chị truyền thông chung tay cùng chúng tôi,” ông Tiến chia sẻ tại cuộc họp báo.
Đánh giá về quản trị tài chính của các công ty đang niêm yết tại Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc điều hành CFO Vietnam tiết lộ con số đáng lo ngại: “Trong nhiều phiên thảo luận chuyên môn của CFO có thể thấy quản trị tài chính tại các công ty gia đình Việt Nam khi chuyển thành công ty niêm yết thì có gần 90% doanh nghiệp đã bỏ qua khâu tổ chức mô hình tài chính chuẩn mực theo mô hình quốc tế”.
Dịch chuyển dòng tiền bằng số và giao dịch online mất an toàn cũng là mối lo lắng của nhiều doanh nghiệp. Ông Tiến cho biết thêm: “Để hai ngày thảo luận trở nên hấp dẫn, sẽ có 5 phiên thảo luận, mỗi phiên từ 1-1g15 phút, các diễn giả chia sẻ những điều rất thực tế, và các khách tham dự cũng đặt câu hỏi trực tiếp với diễn giả để tháo gỡ những thắc mắc của mình.
Ban tổ chức sẽ đưa những vấn đề thực tiễn của Việt Nam vào những phiên thảo luận, chắc chắn sẽ có nhiều chuyện hấp dẫn. Đây cũng là cơ hội để chúng ta đóng góp cho các chính sách Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Để ứng dụng được công nghệ 4.0, cần phải thay đổi những điều gì về chính sách, về chuyên môn…Việt Nam có độ trễ, không dễ gì bắt kịp với thế giới. Qua sự kiện này, chúng tôi muốn mang đến cho các CFO có nhìn nhận xác thực hơn về FinTech, và các nhà chính sách cần thay đổi những gì để bắt kịp thế giới”.
Trong tương lai, việc sử dụng đồng tiền kỹ thuật số trong giao dịch cũng là bài toán cho CFO, ông Nguyễn Ngọc Bách cho biết: “Kể cả các công ty kiểm toán khi ghi nhận đánh giá giá trị của đồng tiền kỹ thuật số tại các quốc gia cho phép cũng rất lúng túng. Đây là công cụ rất tốt cho doanh nghiệp trong huy động vốn, nhưng áp dụng nó thế nào rất khó khăn. Nhà nước cũng phải cân nhắc chính sách để áp dụng đồng tiền kỹ thuật số”
Hội nghị CFO 48 sẽ thảo luận các chủ đề như như “Giảm thiểu các mối đe dọa trong nền Thương mại toàn cầu”, “ Chân dung Chuyên gia Tài chính trong Kỷ nguyên số”, “ Phân tích dữ liệu 4.0 trong ngành tài chính”, “Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và thách thức cho nhà lãnh đạo Tài chính”, “ Vai trò của FinTech dối với ngành tài chính trong tương lai”, “An ninh mang phản ứng linh hoạt”, “ Kiểm soát chi phí nâng co hiệu quả bằng công nghệ Blockchain” và “Kỹ thuật số giúp doanh nghiệp phát triển khi bị giới hạn bởi nguồn vốn thế nào?”.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Nhà quản trị tài chính cấp cao (IAFEI) Fausto Cosi, nếu chỉ biết cố chấp với những quy tắc đã lỗi thời hoặc giữ mãi cái nhìn tiêu cực về công nghệ, các giám đốc tài chính và doanh nghiệp sẽ khó có thể theo kịp được xu thế mới đang không ngừng thay đổi.
Hội nghị CFO thế giới lần thứ 48 sẽ có sự góp mặt của hơn 500 lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính cấp cao, giám đốc tài chính và các chuyên gia tài chính từ các châu lục.
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.
GSM công bố chính sách đặc biệt cho các tài xế tham gia Xanh SM Platform gồm sở hữu ngay xe VinFast để tự vận doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.
Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dịp cuối năm, SeABank triển khai những chính sách cụ thể như gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt.