Homefarm đặt mục tiêu đạt 300 cửa hàng trong 2 năm tới
Từ một cửa hàng thực phẩm sạch tại địa chỉ số 2 Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội, Homefarm đã chuyển mình thành chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm nhập khẩu với 120 cửa hàng trên toàn quốc.
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với những nhà bán hàng, đặc biệt trong các ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, những nỗ lực và sự thay đổi nhanh chóng, kịp thời đã mang lại kết quả khả quan vào cuối năm, vực dậy một năm kinh doanh nhiều chướng ngại vật.
Số liệu thống kê trên 10.000 nhà bán hàng tham gia khảo sát thường niên của Sapo cho thấy, phần lớn các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bị giảm doanh thu hoặc chỉ duy trì doanh thu ở mức tương đương năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là do tác động mạnh của dịch Covid 19, thiên tai, bão lũ gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Mặc dù thị trường mang đến nhiều thách thức nhưng kết quả kinh doanh năm 2020 vẫn cho thấy những tín hiệu đáng mừng: 30,6% nhà bán hàng cho biết họ có sự tăng trưởng doanh thu so với năm 2019. Đặc điểm chung của nhóm này là nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh để thích ứng với biến động thị trường.
Bán hàng đa kênh mở ra cơ hội phục hồi kinh tế
Mô hình bán hàng đa kênh thể hiện ưu thế trong mùa dịch, có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên sàn thương mại điện tử, Facebook và Website ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh. Nhằm đối phó với dịch bệnh, các mô hình kinh doanh truyền thống đều đẩy mạnh kênh bán hàng online hơn trước.
Gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi hoàn toàn từ bán hàng truyền thống sang bán hàng online, nhờ vậy 56% trong số họ đã có sự hồi phục kinh doanh đạt hoặc vượt mức doanh thu của thời điểm trước khi diễn ra Covid-19.
Theo số liệu 2019, kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hiệu quả. Năm 2020, kênh này đã vươn lên chiếm vị trí số 1 mà trước đó vị trí này là của Facebook.
Tuy vậy, quảng cáo Facebook vẫn là hình thức được đầu tư nhiều chi phí nhất mặc dù nhiều chủ cửa hàng bị khóa tài khoản hoặc không sử dụng được mẫu quảng cáo mới. Xếp ngay sau đó là quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội mới (Tiktok, Zalo) và quảng cáo trên sàn thương mại điện tử.
Sự chuyển đổi về kênh bán hàng này và tình hình sụt giảm doanh thu đã ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo tiếp thị trung bình của mỗi nhà bán hàng. Cụ thể ngân sách marketing 2020 phổ biến nhất là dưới 10% doanh thu (chiếm tỷ lệ 56%), thấp hơn so với mức trung bình 10-20% doanh thu của năm 2019.
Chủ cửa hàng chọn đơn vị vận chuyển theo tốc độ giao hàng
Năm 2020, giãn cách xã hội đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của người mua hàng, nhu cầu mua sắm từ xa bùng nổ khiến cho việc bán hàng online trở thành một điều tất yếu. Trong bối cảnh đó, vai trò của vận chuyển trong năm 2020 cũng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết và trở thành yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà bán hàng.
Theo số liệu khảo sát, khách đến lấy hàng trực tiếp là hình thức phổ biến nhất năm 2019, năm 2020 việc sử dụng đơn vị chuyển phát đã chiếm ưu thế (59%), sau đó là đến tự ship hàng hay sử dụng các dịch vụ shipper công nghệ giao hàng nhanh tức thì. Khảo sát còn chỉ ra rằng 41% nhà bán hàng cho biết yếu tố tiên quyết khi chọn lựa đơn vị vận chuyển của họ là tốc độ giao hàng.
QR Code - hình thức thanh toán phổ biến
Bên cạnh 2 hình thức thanh toán quen thuộc là tiền mặt & chuyển khoản ngân hàng, hình thức QR Code phát triển mạnh mẽ, tăng từ top 6 (năm 2019) lên top 3 với 12,7% cửa hàng thường xuyên sử dụng.
Lý do tăng trưởng chính là sự tham gia thị trường của các startup tài chính với nhiều ưu đãi lớn cho người tiêu dùng và chủ cửa hàng, cũng như mức độ tiện lợi trong sử dụng và đối soát của thanh toán không tiền mặt.
Kinh doanh theo quy mô nhỏ nắm ưu thế, chiếm tỷ trọng 65%
Năm 2020 vẫn là một năm phổ biến của các đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ (1 cửa hàng, dưới 5 nhân viên). Theo số liệu thống kê, số lượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2019, hiện đứng thứ 3 trong top 10 ngành kinh doanh phổ biến nhất năm 2020.
Điện tử - điện máy là nhóm ngành có doanh thu trung bình năm cao nhất. Thực phẩm - Y tế dù không nằm trong top ngành kinh doanh phổ biến nhưng doanh thu trung bình năm tăng trưởng hơn 30% so với năm trước.
Theo chia sẻ của các nhà bán hàng, 2020 là một năm mà người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn về sức khỏe, chăm sóc cá nhân, vì vậy mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng, vật dụng y tế hay sản phẩm điện tử bảo vệ sức khoẻ có sự tăng trưởng mạnh.
Lạc quan về thị trường năm 2021
Trong khi 6% chủ shop bi quan về tình hình thị trường, cho rằng nền kinh tế chưa phục hồi hậu đại dịch, chịu tác động xấu của kinh tế thế giới; thì 70% chủ shop tin tưởng và kỳ vọng lớn vào khả năng phát triển của năm 2021.
Bà Lê Thị Dung, đại diện Công ty cổ phần công nghệ Sapo đánh giá: "So với 2018 và 2019, điểm khác biệt lớn nhất của năm 2020 nằm ở kênh bán hàng. Nhằm vượt qua biến động lớn của thị trường, nhiều nhà bán hàng chọn giải pháp bắt đầu bán hàng online hoặc đẩy mạnh kinh doanh trên các trang thương mại điện tử.
Bước sang năm 2021, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng online bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống. Không chỉ đầu tư cho kênh bán hàng, nhà bán lẻ cần tập trung phân bổ ngân sách marketing, tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng được tiêu chí hiệu quả cao - chi phí phù hợp".
Bức tranh kinh doanh 2020 nhiều mảng màu sáng tối,trong đó mảng màu tối liên quan nhiều đến dịch Covid 19 với những con số sụtgiảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch. 6 tháng cuối năm 2020 với những gammàu sáng hơn, là bước đệm tốt chuẩn bị cho năm 2021 nhiều bứt phá. Biết tậndụng thế mạnh của từng kênh, kết hợp với công nghệ tiết kiệm nguồn lực, tối ưuhiệu quả kinh doanh, các cửa hàng và doanh nghiệp sẽ có bước chạy đà vững chắcđể tăng trưởng trong những năm sắp tới.
Từ một cửa hàng thực phẩm sạch tại địa chỉ số 2 Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội, Homefarm đã chuyển mình thành chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm nhập khẩu với 120 cửa hàng trên toàn quốc.
Hoàn tất ba trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II trước thời hạn, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đáp ứng tuân thủ toàn diện các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, nhận được đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế, góp phần nâng cao uy tín của SHB nói riêng và toàn ngành ngân hàng Việt Nam nói chung.
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (Vietnam Exchange) sẽ có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, nắm giữ 100% HNX và HOSE và đặt trụ sở đặt tại Hà Nội.
Còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày đầu năm, bạn và người thân nhâm nhi ly rượu vang, hòa mình cùng âm nhạc sôi động, thưởng thức những bữa tiệc thịnh soạn tại các nhà hàng Á- Âu trong không gian lãng mạn bên bờ biển. Chương trình "Mùa lễ hội, nhân bội yêu thương" tặng 5 ngày 4 đêm miễn phí, mang đến món quà nghỉ dưỡng lý tưởng cho bạn và gia đình đón năm mới 2021 tại resort 5 sao Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa (Riviera).
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực