Các nước Đông Nam Á chạy đua xây tàu điện chống ùn tắc

Hồng Hải - 08:00, 25/11/2017

TheLEADERCác nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á đang có xu hướng đầu tư lớn vào các hệ thống giao thông mới nhằm giải quyết vấn nạn ùn tắc.

Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), tắc nghẽn giao thông đang làm giảm năng suất chung của nền kinh tế, gây ra những tổn thất trị giá hàng chục tỷ đô.

Đông Nam Á chạy đua xây tàu điện tàu chống ùn tắc

Tại khu vực Đông Nam Á – nơi sở hữu nhiều nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, vấn đề ùn tắc giao thông đang diễn ra một cách rộng khắp. Lực lượng người trẻ tạo nên lao động thúc đẩy phát triển kinh tế cũng là lực lượng tạo ra sự ùn tắc mỗi ngày tại các thành phố lớn. Thực trạng này buộc nhiều quốc gia phải vật lộn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về hệ thống giao thông.

Đầu năm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính đến năm 2020, 7 quốc gia mới nổi của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngoại trừ Singapore, Brunei và Lào, cần phải đầu tư 147 tỷ USD mỗi năm vào cơ sở hạ tầng để duy trì đà tăng trưởng. Tuy nhiên, con số này trên thực tế mới chỉ dừng lại ở mức 55 tỷ USD.

Đông Nam Á chạy đua xây tàu điện tàu chống ùn tắc 1

Tính theo tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP), các quốc gia này cần phải đầu tư khoảng 6,1% GDP vào cơ sở hạ tầng nhưng trên thực tế chỉ mới chi tiêu ở mức 2,3%, nghĩa là chưa đến một nửa số cần chi.

Tuy nhiên, chính phủ các nước ngày càng đẩy mạnh giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải. Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thậm chí đã đặt vận mệnh chính trị của mình vào việc đầu tư giao thông vận tải. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang phát triển các dự án tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Đông Nam Á chạy đua xây tàu điện tàu chống ùn tắc 2
Cảnh tắc đường tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Shinya Sawai

Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo kế hoạch tổng thể sẽ có 6 tuyến tàu điện ngầm và hai tuyến đường sắt ngắn. Cụ thể, Line 1 kéo dài khoảng 20km, nối chợ Bến Thành với công viên giải trí Suối Tiên sẽ do JICA và nhà thầu xây dựng Nhật Bản hỗ trợ. Dự kiến Line 1 sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào cuối năm 2020.

Line 2 và 5 sẽ sớm được thi công với kinh phí từ ADB, Ngân hàng phát triển Đức KfW, chính phủ Tây Ban Nha và Ngân hàng Đầu tư châu Âu.

Tại Việt Nam hiện nay có hai dự án tàu điện ngầm lớn đang trong giai đoạn thi công ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đoạn đường cao tốc Line 2 dài 13km dự kiến được hoàn thành xây dựng vào tháng 9 năm nay nhưng đã bị chậm tiến độ do sự chậm trễ trong việc giải ngân nguồn vốn 250 triệu USD của Trung Quốc cho các khoản nợ quá hạn kể từ tháng 3.

Đông Nam Á chạy đua xây tàu điện chống ùn tắc 3
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên tại TP.HCM. Ảnh: Ngọc Hải

Malaysia hiện là nước dẫn đầu trong phát triển giao thông công cộng thông qua việc mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị và các dự án đường sắt cao tốc tầm xa với tổng trị giá 8,68 tỷ USD. 

Bangkok hiện cũng đang mở rộng các tuyến đường sắt trung chuyển giữa trung tâm thành phố và sân bay.

Ông Rodrigo Duterte – Tổng thống của Philippines cũng đang nỗ lực mở ra “một thời kì vàng của cơ sở hạ tầng” trong nhiệm kỳ của mình bằng việc kêu gọi đầu tư cho dự án tàu điện ngầm 7 tỷ USD cũng như rót 165 tỷ USD vào các dự án hạ tầng giao thông.

Manila hy vọng một đường hầm dài 25,3km với 13 trạm từ vùng ngoại ô phía Bắc đến ga cuối tại sân bay Manila phía Nam sẽ giúp giảm mức ùn tắc giao thông tại nước này. 

Tại Indonesia, với tình trạng 1.000 xe mới chạy trên đường mỗi ngày, chính phủ nước này đang khẩn trương hoàn thành dự án tàu điện ngầm đầu tiên và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 24 km đã hoàn thành được 83% vào cuối tháng 10 và thời gian vận hành dịch vụ dự kiến vào tháng 3/ 2019. Một hành lang Đông Tây dài 87km tại nước này đang trong giai đoạn nghiên cứu với mục tiêu đưa vào hoạt động vào năm 2025.