Phát triển bền vững
Các ông lớn ô tô Nhật Bản ‘bét bảng’ trong cuộc đua xe điện
Trong cuộc đua chuyển sang xe điện, có sáu nhà sản xuất ô tô đang tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh, trong đó, có tới năm thương hiệu của Nhật Bản.
Hội đồng quốc tế về giao thông sạch (ICCT) mới đây cho biết trong số 20 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu tính theo doanh số bán hàng, có sáu nhà sản xuất đang tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh.
Đáng chú ý, trong số đó, có tới năm cái tên đến từ Nhật Bản, bao gồm Toyota, Honda, Nissan, Mazda, và Suzuki, và một nhà sản xuất của Ấn Độ.
Theo đánh giá dựa trên thang điểm của ICCT, các nhà sản xuất này ít/hầu như không đạt được tiến bộ trong quá trình chuyển sang loại phương tiện không phát thải (ZEV – zero-emission vehicles), khi thị phần của xe điện trong tổng doanh số bán xe thấp.
Cùng với đó, phân tích cho thấy các nhà sản xuất này ít ghi nhận tiến bộ công nghệ trong việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và giảm lượng khí thải, cũng như thiếu vắng sự tập trung vào ZEV trong kế hoạch dài hạn.
ICCT khuyến nghị để cải thiện vị thế, các nhà sản xuất này cần tăng doanh số bán xe điện, đưa ra mục tiêu về ZEV, và tăng đầu tư vào loại phương tiện này.
Tuy nhiên, sự thiếu vắng các chính sách hiệu quả của chính phủ là một trong những nguyên nhân đáng chú ý kiến thị trường xe điện nội địa tại hai quốc gia này thiếu động lực.

Ở chiều ngược lại, các chương trình chính sách đầy tham vọng tại các nền kinh tế lớn, như gói “Fit for 55” nằm trong kế hoạch tiến tới trung hòa carbon của châu Âu, hay kế hoạch giảm lạm phát ở Mỹ, sẽ giúp tiếp tục tăng thị phần cho xe điện trong thập kỷ này, và hơn thế nữa, theo đánh giá gần đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế.
Xếp hạng từ ICCT cho thấy BYD – nhà sản xuất ô tô lâu đời duy nhất chuyển sang sản xuất xe điện hoàn toàn – đang nhanh chóng bắt kịp Tesla, công ty dẫn đầu xếp hạng.
Mặc dù được đánh giá tổng thể cao nhất, và là nhà sản xuất lớn duy nhất chỉ sản xuất các phương tiện không khí thải, Tesla lại hoạt động kém hơn ở một số chỉ số, chẳng hạn như sự đa dạng của các mẫu xe mà công ty này cung cấp cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô lâu đời như BMW và Volkswagen đang cho thấy sự nghiêm túc trong quá trình chuyển đổi sang xe điện, khi điểm số được cải thiện đáng kể trong năm nay.
Tại Việt Nam, tháng 7 năm ngoái, VinFast thông báo cho biết chính thức dừng kinh doanh xe ô tô chạy xăng, chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện. Đến nay, VinFast đã ra mắt thị trường sáu mẫu ô tô điện phủ đủ các phân khúc phổ thông, một mẫu xe buýt điện, và chín dòng xe máy điện, đồng thời, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gần 3.000 xe ô tô điện.
Mô hình ICCT chỉ ra rằng gần 100% phương tiện hạng nhẹ mới được bán tại các thị trường hàng đầu vào năm 2035 phải có lượng khí thải từ ống xả bằng 0, để đưa ngành giao thông vận tải đi theo quỹ đạo phù hợp với mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2 độ C, như trong Thỏa thuận khí hậu Paris.
Doanh số ô tô điện thiết lập kỷ lục mới
Hiện thực hóa tham vọng ‘xanh hóa’ ngành giao thông
Theo ước tính sơ bộ của tổ chức nghiên cứu, tư vấn McKinsey, tổng mức đầu tư cho ngành giao thông vận tải trong lộ trình đưa phát thải ròng về 0 có thể rơi vào khoảng 30 tỷ USD, trong đó, một số dự án có thể đặc biệt đắt đỏ như đường sắt cao tốc.
3 nút thắt tại những dự án giao thông tỷ đô
Giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thủ tục điều chỉnh chủ trương... đang là những khó khăn căn bản của các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Điều kiện đủ để ô tô điện bùng nổ ở châu Á
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), các mẫu xe rẻ hơn, đa dạng hơn về chủng loại, kể cả xe ô tô điện hoặc xe điện 2 – 3 bánh, sẽ là động lực để ngành xe điện tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển châu Á.
Ô tô điện bán chạy nhất thế giới khó làm hài lòng người Việt
Thành công đánh bại những ông lớn tại sân nhà Trung Quốc để trở thành xe ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới, tuy nhiên Wuling Hongguang Mini EV khó có thể làm được điều tương tự tại thị trường Việt Nam.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.