Tiêu điểm
Cẩm nang cho một Việt Nam chuyển đổi
Trong một năm đầy thách thức đối với hầu hết các nền kinh tế, Việt Nam đã chuyển hướng phát triển kinh tế sang tốc độ cao, khẳng định mình là trung tâm tăng trưởng kinh tế mới của châu Á.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bất chấp những khó khăn khó lường của năm 2023, Việt Nam đã thu hút gần 20.21 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Có thể nói, chúng ta đang đứng trước rất nhiều thách thức, đồng thời cũng có nhiều cơ hội đan xen. Để tận dụng được các cơ hội, chúng ta phải hiểu rất rõ những thách thức đang có".
Không giống nhiều thị trường tăng trưởng khác trên thế giới và đặc biệt ở châu Á, Việt Nam đã vạch ra chiến lược thành công của riêng mình, tận dụng tầm nhìn dài hạn về tăng trưởng và sự linh hoạt để thích ứng với môi trường kinh tế đang thay đổi nhằm tạo ra khả năng phục hồi trước những biến động thách thức của năm 2023.
Kể từ năm 2018, với tình hình chính trị diễn biến phức tạp, các trung tâm sản xuất lớn trên thế giới đã dần chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam, với đà tăng không ngừng từ năm 2021 đến nay.
Điều này được thúc đẩy nhờ vào việc Việt Nam tập trung tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện, vị trí chiến lược là cửa ngõ vào các thị trường đang phát triển nhanh khác, nguồn lao động dồi dào và có tay nghề, chi phí lao động cạnh tranh và nhiều chính sách ưu đãi.
Đây là những yếu tố hấp dẫn đối với các công ty muốn mở rộng sản xuất trong khu vực, là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu mới nổi lên gần đây.
Khi các trung tâm sản xuất trên thế giới đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, lấy hoạt động sản xuất là trung tâm, Việt Nam hoàn toàn có triển vọng trở thành trung tâm sản xuất mới trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2023 cũng đánh dấu một dấu mốc quan trọng của vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu khi tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu với Israel, Trung Quốc, Philippines và Singapore.
Gần đây nhất, Việt Nam đã nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong tăng cường hợp tác song phương.
"Trong một năm đầy thách thức đối với hầu hết các nền kinh tế, Việt Nam đã chuyển hướng phát triển kinh tế sang tốc độ cao, khẳng định mình là trung tâm tăng trưởng kinh tế mới của châu Á. Với vị thế này, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ", ông Vinnie Lauria - Sáng lập Golden Gate Ventures cho biết.
Một minh chứng cho đà tăng trưởng ổn định của Việt Nam chính là danh sách các công ty Việt Nam niêm yết tại thị trường quốc tế. Sau sự kiện niêm yết của Vinfast và Society Pass vào năm 2023, dự kiến trong 18 tháng tới đây sẽ có các sự kiện niêm yết được kỳ vọng của VNG, Tiki và The CrownX.
Theo đó, Việt Nam đã nổi lên nhanh chóng không chỉ ở châu Á, mà còn trên thị trường toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư đang chú ý đến các công ty chất lượng có chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, thành tích tăng trưởng cao.
"Đó là tín hiệu tích cực với Việt Nam khi đã có một chiến lược rõ ràng về thị trường trong và ngoài nước", ông Delano Musafer - Giám đốc Thị trường vốn APAC, Sở giao dịch chứng khoán New York đánh giá.
Theo báo cáo của Trung Tâm Đổi Mới Quốc gia (NIC) và Golden Gate Ventures, năm lĩnh vực chính được dự đoán sẽ chi phối nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai bao gồm: Công nghệ y tế, công nghệ tài chính, công nghệ hỗ trợ hậu cần, nền kinh tế xanh và công nghệ giáo dục.
Chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng gấp ba lần trong 5 năm qua. Giá trị giao dịch trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép 15% trong 4 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của 70% người dân Việt Nam hiện vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ hỗ trợ hậu cần, các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ cũng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đang dẫn đầu trong nỗ lực phát triển năng lượng sạch ở Đông Nam Á với các đổi mới về năng lượng gió và mặt trời.
Cuối cùng, lĩnh vực công nghệ giáo dục được đánh giá có đà tăng trưởng tự nhiên, ngày càng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia: Bệ phóng cho kỳ lân
Quảng Ninh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
Tối 28/10 tại Quảng trường 30 Tháng 10, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, với chủ đề Khát vọng xây dựng một Quảng Ninh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp chờ nghị định
Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp theo hình thức nghị định của Chính phủ để đảm bảo tính pháp lý triển khai.
Việt Nam nghiên cứu thành công chip 5G
Thị trường thế giới hiện chưa cung cấp dòng sản phẩm chip 5G thương mại nên việc làm chủ các công đoạn thiết kế chip tại Viettel hay FPT gần đây là bước tiến quan trọng để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hoà Lạc
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc khánh thành ngày 28/10/2023 đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đổi mới sáng tạo để thực hiện hóa các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.