Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Hoàng Đông Thứ bảy, 03/05/2025 - 11:52
Nghe audio
0:00

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Xuất hiện tình trạng bộ, ngành lạm dụng liệt kê hàng hóa vào danh mục nhóm II, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Theo Luật Chất lượng hàng hóa, hàng hóa được chia làm hai nhóm, trong đó nhóm I là sản phẩm, hàng hóa ít nguy hiểm và nhóm II là hàng hóa có nguy cơ gây nguy hiểm, cần được kiểm soát chặt. Các bộ, ngành sẽ ban hành danh mục hàng hóa nhóm II của ngành nghề, lĩnh vực do mình quản lý.

Phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, danh mục hàng hóa nhóm II đang gây nhiều khó khăn khi xuất hiện tình trạng bộ, ngành lạm dụng liệt kê hàng hóa vào danh mục này, gây tốn kém chi phí.

Chẳng hạn, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra việc ngô nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi được liệt vào hàng nhóm II do có nguy cơ mốc, tạo ra chất gây ung thư nếu không được bảo quản kỹ lưỡng, mặc dù bản thân ngô không tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm.

Một thực trạng khác khiến câu chuyện tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa trở thành "cơn ác mộng" của doanh nghiệp là phương thức quản lý vẫn nặng về tiền kiểm, điển hình như câu chuyện quy định công bố đánh giá hợp quy, tức là đánh giá điều kiện, quy trình sản xuất thông qua lấy mẫu xét nghiệm.

Cơ chế này bộc lộ nhiều mặt hạn chế bởi kết quả hợp quy chỉ dựa trên kiểm nghiệm một mẫu thử, khó đại diện cho toàn bộ sản phẩm, không mang nhiều ý nghĩa về mặt quản lý, trong khi lại tiêu tốn thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp làm ăn chân chính phải tiêu tốn nhiều chi phí để “hợp quy”, trong khi nếu có đơn vị có thể đạt được hợp quy thông qua những mẫu thử đảm bảo chất lượng nhưng dây chuyền sản xuất để đưa ra thị trường lại cho ra sản phẩm nhái, giả, kém chất lượng.

Song song với đó, năng lực của các đơn vị kiểm định cũng đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho doanh nghiệp khi chất lượng của các đơn vị này không đồng đều, lại không phải chịu trách nhiệm cho kết quả kiểm định của mình.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp phân bón tại miền Bắc cho biết, cùng một mẫu phân bón của công ty, đem đến các phòng thử nghiệm khác nhau lại cho ra kết quả khác nhau, dù đều là các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định.

Những kết quả thử nghiệm sai lệch trở thành căn cứ để doanh nghiệp bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị thu hồi sản phẩm, thiệt hại về kinh tế và uy tín của doanh nghiệp nhưng đơn vị kiểm định không phải chịu trách nhiệm gì.

Nhận thấy những thực trạng trong tiêu chuẩn kỹ thuật gây khó khăn cho doanh nghiệp, năm 2024, Chính phủ đã soạn thảo, trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2024, VCCI ghi nhận ban soạn thảo các bộ luật nói trên đã tiếp thu một số kiến nghị như cần phải đánh giá tác động của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi ban hành.

Dù vậy, dự thảo vẫn còn một số bất cập, chẳng hạn như yêu cầu bắt buộc áp dụng nhãn điện tử, mã số mã vạch trong quản lý chất lượng sản phẩm. Cụ thể, doanh nghiệp cần đăng ký mã số, mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu chi phí duy trì hằng năm và đầu tư hạ tầng công nghệ để kết nối với hệ thống.

Quy định này gây tốn kém cho doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất chỉ nên yêu cầu về việc có nhãn thông tin đảm bảo đầy đủ nội dung, doanh nghiệp được tự lựa chọn hình thức nhãn vật lý hay điện tử phù hợp với điều kiện riêng.

Bên cạnh đó, một số hiệp hội ngành hàng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và vật tư nông nghiệp, đề xuất có thể hợp nhất Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa làm một để tránh nguy cơ chồng chéo, giảm thiểu tính phức tạp cho việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Tiêu điểm -  1 tháng
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Tiêu điểm -  1 tháng
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
9 hiệp hội doanh nghiệp kêu cứu về quy định ‘hợp quy sản phẩm'

9 hiệp hội doanh nghiệp kêu cứu về quy định ‘hợp quy sản phẩm'

Tiêu điểm -  1 tháng

Các hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục gửi công văn kêu cứu tới Tổng Bí thư Tô Lâm về quy định “hợp quy sản phẩm” cũng như một số vướng mắc khác trong pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp kiến nghị về quy định bất hợp lý đã tồn tại 8 năm

Doanh nghiệp kiến nghị về quy định bất hợp lý đã tồn tại 8 năm

Tiêu điểm -  9 tháng

Quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được doanh nghiệp, nhà khoa học chỉ ra bất cập, được Chính phủ chỉ đạo sửa đổi theo hướng bãi bỏ nhưng Bộ Y tế vẫn có ý định giữ nguyên.

Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?

Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?

Tiêu điểm -  2 tuần

Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  47 phút

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  3 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  3 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  3 ngày

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

Tiêu điểm -  3 ngày

Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  5 giây

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  47 phút

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  59 phút

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Bất động sản -  3 giờ

Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  15 giờ

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  18 giờ

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  22 giờ

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.