Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Nhật Hạ Thứ hai, 04/11/2024 - 17:47

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chế tài để chống lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, do đó cần tìm cách hiệu quả như chống tham nhũng.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã nhấn mạnh trong buổi thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội ngày 4/11 về vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.

Để thực hiện điều này, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 27, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết 74 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Đồng thời, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực vừa được bổ sung nhiệm vụ mới về phòng chống lãng phí.

Bà Hoa cho rằng, các phát biểu, bài viết của Tổng bí thư Tô Lâm gần đây đều nhấn mạnh lãng phí còn khá phổ biến dưới nhiều dạng thức, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Thông điệp này không chỉ là lời kêu gọi mà còn là thông điệp đến mọi người dân, nhất là đội ngũ cán bộ công quyền, cần xem xét lại cách thức sử dụng, quản lý các nguồn lực trong xã hội.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa - Đoàn tỉnh Nam Định. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Phân tích sâu về thực trạng lãng phí, bà Hoa chỉ ra bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Nguyên nhân thứ hai là sự hiểu sai về lãng phí, khi nhiều cán bộ chỉ xem xét lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước không hiệu quả mà bỏ qua các loại lãng phí khác, chẳng hạn như lãng phí cơ hội và thời gian.

Đại biểu Hoa nhấn mạnh lãng phí cơ hội và thời gian là loại tài sản vô hình quý giá nhất, và một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ lấy lại được.

Thực trạng này còn biểu hiện ở các thủ tục hành chính rườm rà, gây mất thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, tâm lý sợ trách nhiệm và đùn đẩy công việc trong bộ máy nhà nước cũng khiến nhiều cơ hội phát triển của địa phương và đất nước bị lãng phí.

Nguyên nhân thứ ba là do bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình vào trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động.

Tuy nhiên, do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình phụ thuộc nên một số dự án đem lại hiệu quả không mong muốn.

Một số dự án tiêu biểu đã bị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và lãng phí công khai chỉ mặt, nêu tên.

Nguyên nhân cuối cùng mà bà Hoa nêu ra là chế tài xử lý lãng phí chưa đủ mạnh để răn đe.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định rõ trách nhiệm của cá nhân và người đứng đầu nếu để xảy ra lãng phí, nhưng các quy định này vẫn chủ yếu mang tính chất cảnh báo, nhắc nhở.

Bộ luật Hình sự cũng chỉ có hai điều khoản xử lý hành vi lãng phí, gồm Điều 179 về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Điều 219 về vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Trên thực tế, các điều luật này ít được áp dụng trực tiếp trong xử lý hành vi lãng phí, thay vào đó thường dùng các tội danh như vi phạm quy định về kế toán hoặc đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Cách xử lý này tuy vẫn trừng trị tội phạm nhưng chưa đủ sức răn đe và giáo dục về chống lãng phí.

Bà Hoa đề xuất Quốc hội nghiên cứu giải pháp để chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng, để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). Ảnh: trang tin Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng đề cập đến vấn đề lãng phí do thủ tục hành chính gây ra, nhấn mạnh từ năm 2021 đến tháng 8/2024 đã có 3.001 quy định kinh doanh được cắt giảm hoặc đơn giản hóa, chiếm 18,9% tổng số quy định đã được rà soát.

Đây là một con số lớn, nhưng đồng thời cũng là tín hiệu đáng lo ngại, cho thấy sự hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đại biểu, thủ tục hành chính rườm rà là nút thắt, cản trở lớn đối với hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, gây lãng phí thời gian, nguồn lực xã hội và cơ hội đầu tư.

Đại biểu Nga cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu tình trạng này là tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng việc xin ý kiến và tổng hợp ý kiến của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, cách thức xin ý kiến hiện nay còn quá hàn lâm, khi các dự thảo thường chỉ đăng tải toàn văn lên cổng thông tin điện tử, mà nội dung xin ý kiến lại chỉ tập trung vào một số vấn đề.

Đại biểu cho rằng, người dân cần được cung cấp phân tích ngắn gọn, rõ ràng về các điểm thay đổi chính trong quy định, lợi ích và tác động của việc sửa đổi để họ dễ dàng đóng góp ý kiến.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh đến sự lãng phí trong việc triển khai Bộ pháp điển.

Mặc dù đây là công cụ hữu ích cho người dân và doanh nghiệp tra cứu, nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, do ít người biết đến.

Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra rằng, mức độ hiểu biết và sử dụng Bộ pháp điển của người dân và doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Đại biểu đề nghị cần tăng cường truyền thông, hướng dẫn để người dân biết cách sử dụng bộ pháp điển và nâng cao chất lượng hoạt động của cổng thông tin điện tử để hỗ trợ quá trình tìm kiếm thông tin pháp luật.

Vấn đề lãng phí còn được thể hiện qua nhiều dự án đầu tư không hiệu quả. Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư nhưng chưa đi vào vận hành, các công trình xây dựng kéo dài nhưng chưa hoàn thành gây thất thoát nguồn lực xã hội. Đây là một thách thức lớn mà Quốc hội và Chính phủ cần giải quyết để phát huy tối đa tiềm lực quốc gia.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, Nghị quyết 78 của Quốc hội năm 2022 đã chỉ ra 13 dự án trọng điểm bị chậm trễ, 19 dự án để hoang hóa, và 880 dự án chưa đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí tài nguyên nghiêm trọng.

Ông đề xuất cần xử lý dứt điểm các dự án này để cảnh tỉnh, làm gương, nhưng cũng vừa cắt đi phần lãng phí mà lâu nay đang tồn tại, những số liệu đã nêu khiến chúng ta rất đau lòng.

Đây là cơ sở hết sức quan trọng trước khi hình thành văn hóa chống lãng phí trong người dân và doanh nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Sớm tháo gỡ 'điểm nghẽn' thể chế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Sớm tháo gỡ 'điểm nghẽn' thể chế

Leader talk -  1 tháng
Trong ba 'điểm nghẽn' lớn nhất hiện nay gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế chính là 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn', Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Sớm tháo gỡ 'điểm nghẽn' thể chế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Sớm tháo gỡ 'điểm nghẽn' thể chế

Leader talk -  1 tháng
Trong ba 'điểm nghẽn' lớn nhất hiện nay gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế chính là 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn', Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tiêu điểm -  1 tháng

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Leader talk -  1 tháng

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Tiêu điểm -  1 tháng

Ngày 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  3 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  4 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  5 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.