Tiêu điểm
Cảnh báo nguy cơ với đà phục hồi kinh tế Việt Nam
Theo World Bank, đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi bất chấp bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến căng thẳng quân sự kéo dài ở Ukraine, giá hàng hóa thế giới tăng và điều kiện tài chính toàn cầu đang bị thắt chặt.
Mặc dù vậy, các cấp có thẩm quyền vẫn cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro đối với việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ như hiện nay, World Bank (Ngân hàng Thế giới) lưu ý trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam mới nhất.
Cụ thể, cả lạm phát cơ bản và giá lương thực, thực phẩm đều tiếp tục nhích lên, cho thấy cần phải theo dõi chặt chẽ.
“Nếu lạm phát tiếp diễn trong trung hạn thì nền kinh tế nên được cho phép điều chỉnh theo mức giá cả cao hơn, trong đó, các cấp có thẩm quyền đóng vai trò cung cấp các ưu đãi khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao năng suất và tổng cung”, World Bank khuyến nghị.
Bên cạnh đó, gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục nâng giá nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá thương mại vốn đã xấu đi đáng kể trong quý I/2022.
Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc – ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – dự báo sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm nay, và điều này có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, nhưng cũng là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nên tình trạng phong tỏa tại đây đối với hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn được cảm nhận trong những tháng tới.
Điều này cho thấy đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì, World Bank khuyến nghị.
Tại diễn đàn dự báo kinh tế Việt Nam 2022 – 2023 sáng nay (12/5), ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, nhận định xung đột Nga – Ukraine có thể làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát thông qua việc tăng giá các mặt hàng liên quan đến dầu mỏ, năng lượng và thực phẩm, cũng như tác động vòng hai đối với nhiều ngành công nghiệp hơn do chi phí vận tải và điện cao hơn.
Bên cạnh đó, cầu trên thế giới chậm lại và gián đoạn các chuỗi cung ứng có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, cầu từ châu Âu chậm lại có thể tác động đáng kể đến thương mại của Việt Nam, vì đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba.
Trong khi đó, Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian lớn nhất cho Việt Nam. Nguy cơ Trung Quốc và các nhà cung cấp châu Á khác bị ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc xung đột có thể làm trầm trọng thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch, tăng chi phí vận chuyển và làm suy giảm thương mại.
HSBC trong nhận định kinh tế Việt Nam gần đây cũng chỉ ra rằng, đà phục hồi của Việt Nam trở nên ổn định nhờ các trụ cột tăng trưởng bên trong và bên ngoài.
Mặc dù vậy, thử thách vẫn còn đó, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu toàn cầu.
Cụ thể, Việt Nam đang gặp một loạt thách thức trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao. Điều đó sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam. Tình hình này sẽ khiến các chỉ số bên ngoài của Việt Nam bị thu hẹp, dẫn đến lần thâm hụt tài khoản vãng lai thứ hai liên tiếp.
Trong khi đó, giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Thêm nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh
Các yếu tố thúc đẩy triển vọng phục hồi kinh tế
ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2020 ở mức 6,5% trong năm 2022, và tăng lên mức 6,7% trong năm tới với lạm phát lần lượt ở ngưỡng 3,8% và 4%.
Những thách thức chính sách với phục hồi kinh tế
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam, nhưng việc triển khai gặp một số thách thức về mặt chính sách, theo Ngân hàng Phát triển châu Á.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.