Tiêu điểm
Cảnh báo nguy cơ với đà phục hồi kinh tế Việt Nam
Theo World Bank, đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi bất chấp bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến căng thẳng quân sự kéo dài ở Ukraine, giá hàng hóa thế giới tăng và điều kiện tài chính toàn cầu đang bị thắt chặt.
Mặc dù vậy, các cấp có thẩm quyền vẫn cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro đối với việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ như hiện nay, World Bank (Ngân hàng Thế giới) lưu ý trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam mới nhất.
Cụ thể, cả lạm phát cơ bản và giá lương thực, thực phẩm đều tiếp tục nhích lên, cho thấy cần phải theo dõi chặt chẽ.
“Nếu lạm phát tiếp diễn trong trung hạn thì nền kinh tế nên được cho phép điều chỉnh theo mức giá cả cao hơn, trong đó, các cấp có thẩm quyền đóng vai trò cung cấp các ưu đãi khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao năng suất và tổng cung”, World Bank khuyến nghị.
Bên cạnh đó, gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục nâng giá nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá thương mại vốn đã xấu đi đáng kể trong quý I/2022.
Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc – ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – dự báo sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm nay, và điều này có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, nhưng cũng là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nên tình trạng phong tỏa tại đây đối với hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn được cảm nhận trong những tháng tới.
Điều này cho thấy đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì, World Bank khuyến nghị.
Tại diễn đàn dự báo kinh tế Việt Nam 2022 – 2023 sáng nay (12/5), ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, nhận định xung đột Nga – Ukraine có thể làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát thông qua việc tăng giá các mặt hàng liên quan đến dầu mỏ, năng lượng và thực phẩm, cũng như tác động vòng hai đối với nhiều ngành công nghiệp hơn do chi phí vận tải và điện cao hơn.
Bên cạnh đó, cầu trên thế giới chậm lại và gián đoạn các chuỗi cung ứng có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, cầu từ châu Âu chậm lại có thể tác động đáng kể đến thương mại của Việt Nam, vì đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba.
Trong khi đó, Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian lớn nhất cho Việt Nam. Nguy cơ Trung Quốc và các nhà cung cấp châu Á khác bị ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc xung đột có thể làm trầm trọng thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch, tăng chi phí vận chuyển và làm suy giảm thương mại.
HSBC trong nhận định kinh tế Việt Nam gần đây cũng chỉ ra rằng, đà phục hồi của Việt Nam trở nên ổn định nhờ các trụ cột tăng trưởng bên trong và bên ngoài.
Mặc dù vậy, thử thách vẫn còn đó, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu toàn cầu.
Cụ thể, Việt Nam đang gặp một loạt thách thức trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao. Điều đó sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam. Tình hình này sẽ khiến các chỉ số bên ngoài của Việt Nam bị thu hẹp, dẫn đến lần thâm hụt tài khoản vãng lai thứ hai liên tiếp.
Trong khi đó, giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Thêm nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh
Các yếu tố thúc đẩy triển vọng phục hồi kinh tế
ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2020 ở mức 6,5% trong năm 2022, và tăng lên mức 6,7% trong năm tới với lạm phát lần lượt ở ngưỡng 3,8% và 4%.
Những thách thức chính sách với phục hồi kinh tế
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam, nhưng việc triển khai gặp một số thách thức về mặt chính sách, theo Ngân hàng Phát triển châu Á.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.