Sở hữu trí tuệ

Chỉ có 4% bằng sáng chế của Việt Nam đến từ các trường đại học

Hương Giang Thứ sáu, 04/08/2023 - 08:27

Trong khoảng 2.600 bằng sáng chế cùng khoảng 2.800 bằng độc quyền giải pháp hữu ích của Việt Nam từ năm 1981 đến nay, tỉ lệ các bằng sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích đến từ các cơ sở giáo dục chỉ chiếm 4%.

Chỉ có 4% bằng sáng chế, bằng giải pháp hữu ích của Việt Nam đến từ các trường đại học. Ảnh: VOV

Trong những năm gần đây, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã trở thành một làn sóng trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Trong đó, hoạt động quản lý tài sản trí tuệ và xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ đáng được lưu tâm.

Văn hóa đổi mới sáng tạo phải xuất phát từ các nhà quản lý

Phát biểu tại Tọa đàm "Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm" diễn ra gần đây, bà Lê Thị Thanh Tâm, phụ trách ban đối ngoại thuộc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM) nhấn mạnh, việc tạo ra các sản phẩm đổi mới, sáng tạo trong môi trường giáo dục là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, hiện tại, với nhiều rào cản trong hoạt động quản trị, việc khai thác tài sản trí tuệ tại các trường vẫn còn thấp.

Một nguyên nhân là một số lãnh đạo nhà trường, giảng viên và sinh viên có nhận thức chưa cao về quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân khác là sự thiếu hiểu biết về giá trị thực sự của tài sản trí tuệ, sự thiếu hụt tài chính, cùng những khó khăn trong quy trình chuyển giao công nghệ.

Vì vậy, các trường cần phải sớm chú trọng vào việc xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ. Để làm được điều này, theo bà Tâm, cần phải xuất phát từ sự ủng hộ và lãnh đạo của các nhà quản lý. Chỉ khi các nhà lãnh đạo quan tâm, tinh thần và văn hóa sở hữu trí tuệ mới có thể lan tỏa được đến với tất cả các cán bộ, nhân viên, người học và giảng viên.

Đơn sáng chế còn ít: Trình độ đổi mới sáng tạo hay nhận thức về sở hữu trí tuệ còn chưa cao?

Có thể thấy, chỉ tính riêng một doanh nghiệp như Facebook đã có tất cả hơn 3.000 đơn và bằng sáng chế. Tương tự, Amazon.com cũng không kém cạnh với hơn 2.700 đơn và bằng sáng chế.

Trong khi đó, trong suốt thời kỳ từ năm 1981 đến nay, Việt Nam chỉ có hơn 2.600 bằng sáng chế cùng khoảng 2.800 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 4% trong số này đến từ các cơ sở giáo dục.

Theo ông Trần Giang Khuê, Phó tổng thư ký thường trực Hội Sáng chế Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ của Việt Nam có rất nhiều vấn đề cần xem xét.

Trong đó, việc tạo lập, nhận diện, quản lý, khai thác, kiểm toán, bảo hộ, định giá, ứng dụng phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ đều là những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển tài sản trí tuệ của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số quyết định liên quan đến quản lý sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, theo ông Khuê, rất ít trường học có đầy đủ quy chế, quy trình, mẫu biểu, thủ tục, trình tự và bộ phận chuyên trách đáp ứng các yêu cầu về sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, việc thiếu sự quan tâm từ phía lãnh đạo cũng là một vấn đề cần được chú ý.

Cần sự kết hợp chặt chẽ của ba nhà

Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sở hữu trí tuệ, theo bà Ngô Thị Minh,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học không nên tách rời các hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, mà cần đồng thời triển khai trong một giải pháp tổng thể.

Để phát triển sở hữu trí tuệ, các trường cần xây dựng chuyên đề giảng dạy về lĩnh vực này cho sinh viên. Điều này giúp họ có kiến thức và kỹ năng để tận dụng ưu thế của quyền sở hữu trí tuệ trong việc xây dựng giá trị thương hiệu, thúc đẩy hoạt động thương mại và tăng doanh thu.

Đó sẽ là động lực để các doanh nghiệp và nhà đầu tư đầu tư nguồn lực tài chính vào hoạt động đổi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong các chu kỳ phát triển tiếp theo.

Các nhà trường cần triển khai các mô hình ươm tạo khởi nghiệp và hợp tác mô hình 3 nhà: "Nhà trường - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp"; tăng tính kết nối và hợp tác với doanh nghiệp, khuyến khích giảng viên và sinh viên áp dụng phương pháp đào tạo, nghiên cứu liên quan đến thực tế và thị trường; đổng thời thúc đẩy công tác nghiên cứu và thương mại hóa các nghiên cứu của trường đại học, với sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài. 

FPT Japan được cấp bằng sáng chế AI đầu tiên tại Nhật Bản

FPT Japan được cấp bằng sáng chế AI đầu tiên tại Nhật Bản

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Đăng ký công nghệ xử lý dữ liệu tương tự ChatGPT từ những năm 2019, vừa qua, FPT Japan đã chính thức được cấp bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên, trên thị trường Nhật Bản.

WIPO tập huấn chuyên sâu về sáng chế cho các nhà khoa học Việt Nam

WIPO tập huấn chuyên sâu về sáng chế cho các nhà khoa học Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong thời gian vừa qua, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có nhiều hoạt động tập huấn, nhằm hỗ trợ các nhà khoa học thuộc mạng lưới TISC Việt Nam trong việc tra cứu thông tin sáng chế.

Sáng chế xanh nhằm giảm bớt tác động tiêu cực lên môi trường

Sáng chế xanh nhằm giảm bớt tác động tiêu cực lên môi trường

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy các nhà sáng chế để tập trung vào việc phát triển những ý tưởng sáng tạo có tính bền vững, nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Viettel được cấp 23 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

Viettel được cấp 23 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp 4 sáng chế độc quyền tại Mỹ, nâng tổng số lượng sáng chế được cấp tại quốc gia khó tính nhất trên thế giới lên con số 23 sáng chế.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.