Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam dưới mức trung bình toàn cầu

Đặng Hoa Thứ năm, 29/03/2018 - 09:42

Việt Nam xếp hạng dưới mức trung bình toàn cầu về công khai ngân sách và sự tham gia của công chúng vào các quá trình liên quan đến ngân sách trong năm 2017.

Sau 10 năm thực hiện khảo sát xếp hạng minh bạch ngân sách toàn cầu và sáu vòng khảo sát kể từ năm 2006, tính minh bạch ngân sách có dấu hiệu chững lại. Kết quả về Chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2017 từ 115 quốc gia mới chỉ đạt mức xếp hạng trung bình hạn chế. 

Vẫn còn ¾ số quốc gia chỉ công khai thông tin ở mức độ dưới đầy đủ, không có quốc gia nào đạt điểm đầy đủ ở cả 3 trụ cột minh bạch, tham gia và giám sát ngân sách.

Theo kết quả OBI 2017, Việt Nam ghi được 15 điểm xếp hạng/100 ở trụ cột thứ nhất về công khai ngân sách, giảm nhẹ 3 điểm so với mức trung bình toàn cầu là 42/100 điểm xếp hạng. 

Việt Nam đứng top cuối về chỉ số công khai ngân sách toàn cầu OBI 2017
Công khai ngân sách của Việt Nam so với khu vực OBI 2017.

Xếp hạng chỉ số công khai ngân sách (OBI) Việt Nam hiện nay thuộc vào nhóm thứ 5 , nhóm ít công khai nhất gồm 27 nước được coi là ít hoặc không công khai thông tin ngân sách. So với khu vực, Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, còn những nước như Philippines đạt 67/100, Indonesia đạt 64/100 và được xếp hạng tốt đầy đủ.

Ông JoelFriedman, Nghiên cứu viên cao cấp của tổ chức Đối tác ngân sách quốc tế (IBP) cho biết, chỉ số này cho thấy công chúng được cung cấp ít thông tin về ngân sách và việc công bố thông tin và tài liệu ngân sách chưa kịp thời, hoặc công bố chậm hơn các thông lệ tốt của quốc tế. Hơn nữa các tài liệu được công bố còn chưa đủ thông tin như chuẩn mực. 

Trong số các tài liệu được công bố, Việt Nam còn chưa công bố dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội và công bố muộn Báo cáo ngân sách dành cho công dânBáo cáo kiểm toán.

Ở trụ cột thứ hai về sự tham gia của công chúng, Việt Nam ghi được 7 điểm xếp hạng/100, trong khi mức trung bình toàn cầu là 12 điểm. Ông Joel Friedman cho rằng xếp hạng thấp ở trụ cột này có nghĩa là các cơ quan lập pháp, hành pháp và kiểm toán tạo rất ít cơ hội và chưa có cơ chế để cho công chúng tham gia vào các quá trình ngân sách.

Trong trụ cột thứ ba về giám sát, Việt Nam ghi được 72/100 điểm đối với giám sát ngân sách của cơ quan lập pháp và 72/100 đối với giám sát ngân sách của cơ quan kiểm toán. Cụ thể, giám sát trong quá trình lập kế hoạch ngân sách là đầy đủ và trong quá trình thực thi là hạn chế.

Trong kỳ đánh giá OBI 2017, đáng lưu ý trong 8 tài liệu ngân sách chủ chốt cần được công khai, Việt Nam đã công bố 5 tài liệu. Báo cáo ngân sách dành do công dân và Báo cáo kiểm toán công bố chậm hơn thông lệ tốt. Việt Nam cũng còn cần công bố Dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội, xây dựng và công bố báo cáo giữa kỳ và tăng chất lượng, nội dung thông tin của báo cáo thực hiện ngân sách hàng quý.

Việt Nam đứng top cuối về chỉ số công khai ngân sách 1
Ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp của Tổ chức đối tác ngân sách quốc Tế (IBP).

Theo ông Joel Friedman, tình trạng thiếu minh bạch ngân sách của nhiều quốc gia đặt ra thách thức trong việc thực hiện các cam kết quốc tế như cam kết về mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, ảnh hưởng đến uy tín của các quốc gia trong đầu tư tài chính quốc tế và cuộc sống của người dân.

“Việt Nam có triển vọng ghi được 60 điểm xếp hạng về minh bạch ngân sách sau khi áp dụng Luật Ngân sách 2015, bao gồm việc công khai bản dự thảo dự toán ngân sách. Đặc biệt, hiện Việt Nam đã đạt được xếp hạng trên chuẩn về giám sát ngân sách, nhưng vẫn còn thấp trong bảng xếp hạng về sự tham gia là cần có cơ chế và cơ hội cho người dân tham gia. Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa, khi có các cơ chế đối thoại, thảo luận về ngân sách trực tiếp hơn với người dân”, ông Joel Friedman cho biết.

Bên cạnh đó, đại diện IBP cho rằng các tổ chức xã hội dân sự cần tiếp tục hoạt động vì sự minh bạch hơn đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp thu ý kiến của nhóm yếu thế trong các cuộc thảo luận xây dựng ngân sách; sử dụng những thông tin ngân sách sẵn có và tham gia vào các cuộc thảo luận xây dựng ngân sách trong phạm vi có thể. 

Các nhà tài trợ cần đảm bảo viện trợ tài chính hỗ trợ minh bạch ngân sách và thúc đẩy sự tham gia của công chúng trong quá trình xây dựng ngân sách đồng thời phối hợp với các đối tác trong nước như xã hội dân sự và cơ quan giám sát chính phủ. 

Bà Ngô Minh Hương, Trung tâm Phát triển và hội nhập cho biết, Luật Ngân sách 2015 đã có nhiều điều khoản thúc đẩy mạnh mẽ công khai minh bạch ngân sách nên tới kỳ khảo sát 2019, Việt Nam có thể tăng xếp hạng minh bạch ngân sách và do vậy có thể tăng uy tín với các đối tác và nhà đầu tư quốc tế.

“Tuy nhiên ngoài việc công bố tài liệu ngân sách, Việt Nam cần nâng cao chất lượng và sự đầy đủ thông tin ngân sách hơn và cần có cơ chế tạo cơ hội cho sự tham gia của công chúng thì mới có thể đưa được xếp hạng lên thứ hạng cao như Phillippines và Indonesia trong khu vực”, bà Hương nhấn mạnh.

Khảo sát công khai ngân sách 2017 của Tổ chức Đối tác ngân sách quốc Tế (IBP) là cuộc khảo sát độc lập quốc tế duy nhất về Chỉ số công khai ngân sách (OBI) được thực hiện hai năm/lần từ 2006 trên phạm vi toàn cầu và được đánh giá độc lập của IBP và hơn 300 các chuyên gia nghiên cứu viên trên toàn cầu.
Kỳ đánh giá OBI 2017 có sự tham gia của 115 quốc gia. Khảo sát gồm 145 câu hỏi có tính điểm phân tích về 3 trụ cột bao gồm mức độ minh bạch, sự tham gia của công chúng và sự giám sát của cơ quan lập pháp.

Tăng thuế không phải là biện pháp bền vững để cân đối ngân sách

Tăng thuế không phải là biện pháp bền vững để cân đối ngân sách

Tiêu điểm -  6 năm
Theo nhiều chuyên gia, việc quan trọng bây giờ của Nhà nước không phải là cứ bắt dân nộp thêm thuế, mà là siết chặt việc thu chi, có như vậy ngân sách nhà nước mới cân đối bền vững.
Tăng thuế không phải là biện pháp bền vững để cân đối ngân sách

Tăng thuế không phải là biện pháp bền vững để cân đối ngân sách

Tiêu điểm -  6 năm
Theo nhiều chuyên gia, việc quan trọng bây giờ của Nhà nước không phải là cứ bắt dân nộp thêm thuế, mà là siết chặt việc thu chi, có như vậy ngân sách nhà nước mới cân đối bền vững.
Hơn 49.600 đơn vị sự nghiệp được ngân sách chi toàn bộ hoạt động thường xuyên

Hơn 49.600 đơn vị sự nghiệp được ngân sách chi toàn bộ hoạt động thường xuyên

Tiêu điểm -  6 năm

Số lượng cơ sở sự nghiệp được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động chiếm tỷ trọng lớn, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Năm 2018, TP.HCM phải thu ngân sách 1.203 tỷ đồng/ngày

Năm 2018, TP.HCM phải thu ngân sách 1.203 tỷ đồng/ngày

Tiêu điểm -  6 năm

Tại Hội nghị Báo cáo kết quả thu chi ngân sách TP.HCM năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết: Tính đến ngày 30/12/2017, số thu ngân sách nhà nước tại TP.HCM năm 2017 đạt 345.287 tỷ đồng, bằng 99,25% dự toán.

Thu ngân sách từ cổ phần hóa và thoái vốn vượt xa kế hoạch nhờ thương vụ Sabeco

Thu ngân sách từ cổ phần hóa và thoái vốn vượt xa kế hoạch nhờ thương vụ Sabeco

Doanh nghiệp -  6 năm

Năm 2017, mục tiêu thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước là 60.000 tỷ đồng nhưng riêng đợt bán cổ phần tại Sabeco đã mang về 110.000 tỷ đồng.

Thu ngân sách từ thoái vốn và cổ phần hóa mới đạt 38% kế hoạch

Thu ngân sách từ thoái vốn và cổ phần hóa mới đạt 38% kế hoạch

Doanh nghiệp -  6 năm

Kết quả đấu giá cổ phần Nhà nước tại Sabeco sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu hoàn thành 60 nghìn tỷ đồng thu ngân sách từ thoái vốn và cổ phần hóa.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.