Tăng thuế không phải là biện pháp bền vững để cân đối ngân sách
Quỳnh Như
Thứ sáu, 02/03/2018 - 10:23
Theo nhiều chuyên gia, việc quan trọng bây giờ của Nhà nước không phải là cứ bắt dân nộp thêm thuế, mà là siết chặt việc thu chi, có như vậy ngân sách nhà nước mới cân đối bền vững.
Tháng 8 năm 2017, khi Bộ Tài chính công bố Dự thảo Tờ trình sửa đổi 5 luật về thuế, dự thảo này đã nhận được nhiều ý kiến phản đối, từ người dân đến doanh nghiệp. Cộng đồng này cho rằng, quy định trong dự thảo nếu được áp dụng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến "nồi cơm" họ.
Mới đây, dự định tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung đối với ngành xăng dầu, lên 4.000 đồng/lít, cũng bị nhiều người phản đối.
Một số chuyên gia khác cho rằng, việc tăng thuế chỉ là phần ngọn, không cần tranh cãi nhiều; quan trọng là Nhà nước cần có các biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng yếu kém trong quản lý và thu chi ngân sách, đó mới là xử lý từ gốc.
Theo luật sư Nguyễn Tri Thắng, Chủ nhiệm CLB Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM, để tăng thu - giảm chi ngân sách, Nhà nước nên thực hiện các biện pháp sau.
Thứ nhất, Nhà nước cần phải cải cách hành chính một cách triệt để. Bộ máy cồng kềnh hoạt động yếu kém khiến chi ngân sách nhiều mà hiệu quả thấp. Thu từ dịch vụ công cũng yếu. Thực tế ở các cơ sở dịch vụ công tư nhân cho thấy, chỉ cần thái độ phục vụ tốt, người dân trả phí cao một chút cũng không sao.
Thứ hai, công khai, minh bạch. Thực ra, người dân không ngại nộp thuế cao, điều khiến họ bức xúc là không biết tiền của mình thực sự được dùng vào việc gì.
Thứ ba, đề cao tính phản biện xã hội. Nhà nước cần cho thấy thái độ cầu thị trước những ý kiến trái chiều về các dự thảo hoặc chính sách mới.
Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright, cho rằng, giảm chi chính là phương cách đúng đắn để cân đối ngân sách, không khiến người dân phải nộp thêm thuế.
Hầu hết chuyên gia đề nghị nhà nước thực hiện song song 2 biện pháp: đầu tiên là các biện pháp kỹ thuật như rà soát, chống thất thu thuế, chống chuyển giá, chống tham ô hối lộ...; tiếp theo phải tìm các nguồn thu không mâu thuẫn với phát triển kinh tế, như từ những người có thu nhập cao.
Ở các nước phát triển, thuế thu nhập và thuế tài sản đánh vào tầng lớp giàu có chiếm tới 70% cơ cấu thu thuế quốc gia. Việt Nam chưa có chính sách này, thuế thu nhập cá nhân đang ở trong tình trạng gần như cào bằng.
Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia đề cập đến nữa là bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Bộ Tài Chính chỉ cần đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là có được một nguồn thu lớn, như các trường hợp Vinamilk hay Sabeco vừa qua.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, việc tăng giá xăng sẽ làm giá thành sản xuất tăng theo, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Bộ Tài chính lấy danh nghĩa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nhưng thực chất chỉ một phần rất nhỏ được chi cho môi trường. Bộ Tài chính cần giải trình về điều này một cách rõ ràng, minh bạch.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.