Quốc tế
Chiến tranh thương mại ‘thổi bay’ hàng triệu việc làm tại Trung Quốc
Thiệt hại của chiến tranh thương mại đối với việc làm Trung Quốc sẽ gia tăng trong thời gian tới trong bối cảnh hàng loạt nhà sản xuất toàn cầu cân nhắc và chuẩn bị dịch chuyển.
Báo cáo của China International Capital Corp (CICC), ngân hàng đầu tư hàng đầu Trung Quốc cho biết, lĩnh vực công nghiệp của nước này đã mất khoảng 5 triệu việc làm vào năm ngoái, trong đó có gần 2 triệu việc làm bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
Số thiệt hại trên chiếm khoảng 3,4% việc làm của ngành công nghiệp và 0,7% tổng việc làm.
Theo phân tích, sự sụt giảm của việc làm từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019 không chỉ do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại mà còn do sự điều chỉnh cơ cấu trong nước và các yếu tố chu kỳ.
CICC trong nhận định chưa đề cập đến tác động của đợt tăng thuế lên 200 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc có hiệu lực hồi tháng 5 vừa qua, cho thấy mức độ thiệt hại đối với việc làm thậm chí còn lớn hơn và tiếp tục gia tăng.
Một báo cáo khác từ Ngân hàng Truyền thông và Chứng khoán Haitong ước tính rằng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mất khoảng 700.000 đến 1,2 triệu việc làm.
Theo báo cáo của HIS Market liên quan đến chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất (PMI) của Trung Quốc, tháng 6 vừa qua tiếp tục là tháng đầy thách thức với các nhà sản xuất của nước này.
Căng thẳng thương mại được báo cáo đang tạo ra sự sụt giảm mới trong doanh số, đơn hàng xuất khẩu và việc làm trong sản xuất, điều này dẫn đến việc các công ty giảm số lượng nhân viên nhiều hơn cũng như mua ít nguyên liệu và bán thành phẩm.
Cuối tháng này, 25 thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến sẽ có cuộc họp quý để thảo luận những vấn đề kinh tế, đề xuất chính sách mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.
Đảm bảo tăng việc làm là một nhiệm vụ ưu tiên của Bắc Kinh trong bối cảnh chiến tranh thương mại đã bước sang năm thứ hai.
Tuy vậy, một số nhà kinh tế cho rằng, Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ chờ tới cuối năm nay mới tung ra các gói kích thích tài chính và tiền tệ nếu tốc độ tăng tưởng tiếp tục có thêm một đợt sụt giảm sau đợt lao dốc của quý II vừa qua, theo SCMP.
Thời gian qua, hàng loạt các doanh nghiệp toàn cầu đã cân nhắc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc vì lo ngại chiến tranh thương mại.
Theo một khảo sát của Nikkei, không chỉ doanh nghiệp Mỹ, Nhật hay Đài Loan, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang theo xu hướng dịch chuyển, bao gồm các nhà sản xuất máy tính cá nhân, di động thông minh và thiết bị điện tử khác.
Nhà sản xuất máy tính Dynabook, công ty thuộc Sharp Corp, cho biết đang cân nhắc chuyển sản xuất dòng máy tính xách tay xuất khẩu Mỹ sang một nhà máy mới xây tại Việt Nam.
Toàn bộ dòng máy tính của Dynabook đang được thực hiện tại Trung Quốc, chủ yếu tại nhà máy ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.
Hãng công nghệ lớn của Mỹ Apple đang yêu cầu các nhà cung cấp đánh giá việc chuyển 15 - 30% dây chuyền sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Thương hiệu “quả táo cắn dở” cũng chuẩn bị sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây Airpod tại Việt Nam.
Các nhà sản xuất máy tính của Mỹ gồm HP và Dell cân nhắc việc chuyển tới 30% dây chuyền sản xuất sang Đông Nam Á và một số nơi khác.
Mới nhất, hãng đồ chơi lớn nhất thế giới Hasbro cho biết sẽ đẩy nhanh kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại.
Tỷ lệ đồ chơi bán tại thị trường Mỹ mà hãng này sản xuất tại Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 50% vào cuối năm 2020, từ mức khoảng 2/3 hiện nay, theo thông tin từ Bloomberg.
Apple tính sản xuất AirPods tại Việt Nam vì chiến tranh thương mại
Giai đoạn quyết định của đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Sự thành bại của đàm phán thương mại lần này sẽ là dấu ấn quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại: Cơ hội hiếm có nhưng khó nuốt với Việt Nam
Giữa bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn còn bế tắc, Việt Nam tiếp tục nổi lên là thị trường đạt được nhiều lợi ích nhưng đó không phải là món quà “từ trên trời rơi xuống”.
Áp lực thanh khoản lên hệ thống chưa lớn
Dù tỷ giá đã tăng gần sát vùng đỉnh cũ, tuy nhiên, VDSC đánh giá áp lực thanh khoản lên hệ thống ngân hàng không lớn.
Khi ngân hàng muốn tự kinh doanh bảo hiểm
Lợi ích từ việc hoàn thiện hệ sinh thái, cũng như những khó khăn từ hoạt động bán chéo đang thúc đẩy các ngân hàng thành lập các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thỏa sức đam mê tại 'thế giới vang' WineFest 2024
WineFest 2024 vừa khép lại hành trình của mình tại ba thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với sự tham gia của gần 2.000 người yêu thích rượu vang.
Startup tìm cách sinh tồn giữa mùa đông gọi vốn
Trong mùa đông gọi vốn, các startup cần nỗ lực xây dựng năng lực nội tại và mối quan hệ với nhà đầu tư, chờ thời điểm phù hợp để huy động vốn và bứt tốc.
Giá nhà đất 'cao bất thường' làm nóng nghị trường Quốc hội
Một số đại biểu Quốc hội chỉ ra tình trạng đầu cơ thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường nhằm thao túng tâm lý của người mua để trục lợi.
Những đòn tâm lý trong bán hàng
"Những đòn tâm lý trong bán hàng" của Brian Tracy giúp người bán hàng nắm bắt tâm lý khách hàng, nâng cao kỹ năng thuyết phục và chốt đơn hiệu quả.
'Pha lấy đà' của doanh nghiệp bất động sản phân khúc 'vừa túi tiền'
Mặc dù kết quả kinh doanh sụt giảm đáng kể, giới phân tích vẫn có góc nhìn khá lạc quan đối với các doanh nghiệp địa ốc phân khúc trung cấp và bình dân.