Quốc tế
Giai đoạn quyết định của đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Sự thành bại của đàm phán thương mại lần này sẽ là dấu ấn quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thông tin từ New York Times dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Đây sẽ là thời điểm quyết định hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có đạt được thỏa thuận hay không.
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Børge Brende kỳ vọng lần gặp mặt này sẽ tạo ra bước đột phá.
“Tôi cho rằng việc tìm ra giải pháp liên quan đến các vấn đề thương mại là lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc cả hai bên cần thể hiện sự linh hoạt trong những cuộc đàm phán này”, CNBC dẫn lời.
Theo ông Børge Brende, nếu Bắc Kinh và Washington tìm được cách phá vỡ những bế tắc còn tồn tại, nền kinh tế thế giới có thể có thêm sự tăng trưởng và điều này là cần thiết.
Nhiều công việc mới có thể được tạo ra, dẫn tới giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài thứ hai sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo thông tin từ Reuters, các nhà đàm phán của Mỹ sẽ tới Trung Quốc vào thứ Ba (30/4) nhằm cố gắng đạt được chi tiết đi đến kết thúc chiến tranh thương mại, bao gồm định hình cơ chế thực thi.
Sự thành công hay thất bại của cơ chế này sẽ tạo ra quỹ đạo cho mối quan hệ Mỹ - Trung trong nhiều năm tới.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ có mặt tại Bắc Kinh cho cuộc hội đàm bắt đầu ngày 30/4. Thủ tướng Lưu Hạc sau đó sẽ tới Washington để thảo luận thêm kể từ ngày 8/5.
Cả hai bên đã chỉ ra những vấn đề còn bất đồng như sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc nhằm tiến tới kết thúc xung đột bắt đầu bằng đánh thuế và trả đũa lên hàng chục tỷ USD giá trị thương mại.
Nhà Trắng cho biết những khúc mắc này vẫn còn trên bàn đàm phán nhưng quan chức Mỹ cho biết cơ chế thực thi của thỏa thuận cùng lộ trình dỡ bỏ thuế quan là điểm đáng chú ý.
Reuters dẫn đánh giá của giới quan sát cho rằng việc đồng ý về cách thức thực thi thỏa thuận là một chuyện nhưng đảm bảo cơ chế này dưới những căng thẳng địa chính trị và sự ngờ vực lại là vấn đề khác.
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Tim Stratford nhấn mạnh một cơ chế thực thi hiệu quả sẽ xác định một thỏa thuận.
"Thỏa thuận này không cần cải tổ nền kinh tế Trung Quốc nhưng sẽ cần cung cấp một phương pháp mới để giải quyết sự khác biệt giữa hai quốc gia", Reuters dẫn lời.
Thông tin trước đó từ New York Times cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng gặp nhau tại Nhà Trắng, một tín hiệu tích cực cho thấy viễn cảnh về một thỏa thuận thương mại.
Nhiều tháng qua, các cố vấn của ông Trump cùng các nhà đàm phán Trung Quốc đã trao đổi, đi lại liên tục giữa Washington và Bắc Kinh nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại kéo dài suốt gần 1 năm qua.
10% ‘khó nhằn’ trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Số phận long đong của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Rất nhiều cuộc đàm phán đã được Mỹ và Trung Quốc tiến hành, mở ra hy vọng vào một thỏa thuận kết thúc chiến tranh thương mại nhưng cùng với đó, những diễn biến thiếu tích cực cũng liên tục hiện ra.
Ông Trump tuyên bố hoãn gia tăng thuế giữa chiến tranh thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ hoãn việc gia tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.