Phát triển bền vững

Chính phủ dành 4.400 tỷ đồng cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong 12 năm

Minh Nhật Thứ ba, 19/03/2019 - 11:27

Nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kinh trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.

Chuẩn bị xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2025, đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 đến 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025; giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6,5%; giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành công nghiệp so với giai đoạn 2015 - 2018; đảm bảo 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm có chương trình phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện/giải pháp kỹ thuật trong khai thác, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới theo hướng tiết kiệm năng lượng;...

Giai đoạn đến năm 2030, đạt mức tiết kiệm từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến 2030; giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6%; giảm 5% lượng tiêu thụ xăng,dầu trong giao thông vận tải so với dự báo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của ngành…

Một trong các nhiệm vụ chủ yếu của chương trình là xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cụ thể, thực hiện thống kê năng lượng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với các cơ sở dữ liệu khác;

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh, tích hợp trong quản lý, vận hành hệ thống sử dụng năng lượng và quản lý, điều hành giao thông vận tải; xây dựng và hướng dẫn sử dụng phần mềm trong quản lý, cập nhật dữ liệu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với các đối tượng sử dụng năng lượng, các cơ quan quản lý năng lượng các cấp từ trung ương đến địa phương.

Nhiệm vụ chủ yếu khác của Chương trình là tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, các cơ quan đầu mối về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ trung ương đến địa phương trong việc tổ chức quản lý thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đào tạo, tập huấn các nội dung chuyên môn, kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, tăng cường năng lực đối với các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO); cập nhập, biên soạn mới tài liệu đào tạo, tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn, phục vụ các hoạt động nâng cao năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các đối tượng khác nhau;

Rà soát, bổ sung, cập nhật nội dung có liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào chương trình đào tạo ngành năng lượng của các cơ sở đào tạo trong toàn hệ thống giáo dục; củng cố và tăng cường mạng lưới các tổ chức tư vấn, dịch vụ về tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn trên toàn quốc từ trung ương đến địa phương; đầu tư và đưa vào hoạt động 2 trung tâm đào tạo cấp quốc gia về quản lý năng lượng.

Đối với cơ sở sử dụng năng lượng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tổ chức các hội thảo, hội nghị hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, lập kế hoạch và thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giữa các đơn vị.

Đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực thẩm định các dự án cho vay trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đối với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, đào tạo, phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm và giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thời gian thực hiện Chương trình được chia thành 2 giai đoạn từ 2019-2025 và 2026-2030. Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước với mức dự kiến 4.400 tỷ đồng; nguồn tín dụng trong nước (từ các tổ chức tín dụng trong nước dự kiến khoảng 3.800 tỷ đồng), của các tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng, đơn vị cung cấp dịch vụ năng lượng; các nguồn huy động hợp pháp khác.

Nữ anh hùng năng lượng tái tạo Ngụy Thị Khanh

Nữ anh hùng năng lượng tái tạo Ngụy Thị Khanh

Phát triển bền vững -  5 năm

Nhờ đóng góp quan trọng trong năng lượng tái tạo, Ngụy Thị Khanh đã trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng danh giá Anh hùng môi trường nhưng hành trình đầy khó khăn đằng sau nụ cười ấy không phải ai cũng rõ.

Đầu tư năng lượng tái tạo gặp nhiều rào cản

Đầu tư năng lượng tái tạo gặp nhiều rào cản

Phát triển bền vững -  5 năm

Chính phủ và ngành điện Việt Nam đang đau đầu trong việc tìm giải pháp tháo gỡ những thách thức cản trở phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư hơn nữa.

5 nội dung chính nhằm thực hiện Thỏa thuận khí hậu Paris được Đoàn Việt Nam nêu tại COP 24

5 nội dung chính nhằm thực hiện Thỏa thuận khí hậu Paris được Đoàn Việt Nam nêu tại COP 24

Phát triển bền vững -  5 năm

Kể từ khi Thoả thuận Paris lịch sử được thông qua ba năm trước đây, cộng đồng quốc đã nỗ lực cùng nhau xây dựng Chương trình công tác thực hiện Thoả thuận Paris, tuy nhiên, dự thảo này vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục được tháo gỡ.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có thể không mời Donald Trump

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có thể không mời Donald Trump

Phát triển bền vững -  6 năm

Cho tới thời điểm này, Tổng thống Mỹ Donald Trump - người quyết định đưa nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào đầu tháng 6 vừa qua vẫn chưa nhận được lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức tại thủ đô của Pháp vào tháng 12 tới.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  4 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  4 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  5 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  7 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  22 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  22 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.