Chính quyền tổng thống Trump có thể tái đàm phán thoả thuận khí hậu Paris
Các quan chức cấp cao châu Âu ám chỉ rằng tổng thống sẽ tìm cách đàm phán lại để đạt được các điều khoản có lợi hơn cho Hoa Kỳ.
Cho tới thời điểm này, Tổng thống Mỹ Donald Trump - người quyết định đưa nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào đầu tháng 6 vừa qua vẫn chưa nhận được lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức tại thủ đô của Pháp vào tháng 12 tới.
Trong khi đó, hơn một trăm quốc gia cũng như các tổ chức phi chính phủ khác đã được mời tới tham dự hội nghị này.
Theo kế hoạch, Mỹ vẫn sẽ nhận được lời mời này nhưng sẽ là những viên chức chính phủ và những người ở mức thấp hơn cấp Tổng thống.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO), nhiệt độ trong năm nay sẽ thấp hơn một chút so với kỷ lục năm 2016 và tương đương với năm 2015. Nguyên nhân của mức nhiệt này một phần đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sinh ra khí thải.
Ông Petteri Talaas, người đứng đầu WMO đã chỉ ra những sự bất thường của thời tiết khi có những sự kiện cực đoan đã diễn ra như cơn bão ở Đại Tây Dương và Caribê, lũ lụt ở châu Á và hạn hán ở Đông Phi.
Tổ chức WMO cho biết thêm rằng, hiện tượng El Nino (hiện tượng khí hậu khô hạn bất thường kéo dài) vào năm ngoái đã giải phóng nhiều nhiệt hơn từ Thái Bình Dương và kéo dài những ảnh hưởng tới năm nay. Xét về chi phí kinh tế, năm 2017 sẽ là năm bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử sau cơn bão Harvey, Irma và Maria.
Tổng thống Mỹ Donlad Trump nghi ngờ các phát hiện khoa học chính thống khi những phát hiện này cho rằng khí nhà kính nhân tạo là nguyên nhân chính của thay đổi khí hậu. Tháng 6 mới đây, ông chính thức rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cũng như ngày càng đẩy mạnh ngành nhiên liệu hóa thạch tại quốc gia này.
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu giới hạn nhiệt độ tăng thêm ở mức 2 độ C mỗi năm và cố gắng chỉ ở trong mức 1,5 độ C. Cùng lúc, mục tiêu dài hạn của bản thỏa thuận là hướng tới việc lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính đạt mức đỉnh trong thời gian sớm nhất có thể và cân bằng giữa lượng khí thải ra và lượng khí bị hấp thu trong nửa đầu thế kỷ.
Đặc biệt, theo Thỏa thuận Paris, trước năm 2025, các nước thành viên nên đạt được một thỏa thuận chung cung cấp ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Các quan chức cấp cao châu Âu ám chỉ rằng tổng thống sẽ tìm cách đàm phán lại để đạt được các điều khoản có lợi hơn cho Hoa Kỳ.
Biến đổi khí hậu không được ngăn chặn sẽ mang lại những hậu quả tàn khốc cho các quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng của các quốc gia này trong tương lai, làm hủy hoại những thành tựu phát triển hiện tại, và làm suy giảm chất lượng đời sống, theo một báo cáo được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) vừa công bố.
Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ cố gắng xoa dịu những khác biệt với Tổng thống Mỹ Donald Trump về biến đổi khí hậu và thương mại khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Đức.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo qua Twitter rằng ông sẽ sớm đưa ra quyết định về Hiệp định khí hậu Paris. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng ông đã chắc chắn quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận quan trọng này.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.