Tài chính
Chính sách thông minh của Ngân hàng Nhà nước giúp kinh tế ổn định
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thông minh, phối hợp với Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ nhuần nhuyễn là điểm sáng trong ngành ngân hàng thời gian vừa qua.
Các chuyên gia nhận định, năm 2018 là một năm thành công của ngành ngân hàng với những điểm sáng trong điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng, diễn biến tích cực trong tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu,… Trong đó, vai trò điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng.
Trao đổi tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2019: "Để ngân hàng Việt vươn xa" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức sáng nay, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, điểm sáng của ngành ngân hàng trong năm 2018 đó là đã ổn định vĩ mô lạm phát tăng trưởng; duy trì tỉ giá, lãi suất ở mức ổn định trong bối cảnh chịu nhiều áp lực từ tình hình quốc tế và trong nước giai đoạn cuối 2017 đầu năm 2018.
“Điểm sáng nhất của NHNN đó là sự điều hành chính sách tiền tệ thông minh, bơm hút tiền trong hệ thống phù hợp; phối hợp với Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ nhuần nhuyễn hơn. Đặc biệt trong năm 2018, NHNN đã khéo léo trong việc đáp ứng thanh khoản và ổn định lãi suất liên ngân hàng để bảo vệ tỉ giá nhưng không gây biến động tới lãi suất trên thị trường”, ông Thành nhận định.
Đồng tình với quan điểm của ông Thành, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, những năm gần đây các tổ chức xếp hạng uy tín thế giới như S&P đều có nhận định tích cực cũng như nâng hạng tín nhiệm cho thị trường Việt Nam và toàn hệ thống ngân hàng đến một phần lớn từ khả năng điều tiết phía NHNN.
Theo ông Lực, bức tranh vĩ mô từ năm ngoái tới nay các tổ chức quốc tế đều nâng hạng Việt Nam và họ có 5 tiêu chí để xem xét: tăng trưởng kinh tế. Đó là tăng thu nhập bình quân đầu người; thể chế; hệ thống tài chính ngân hàng; một số yếu tố khác như chính trị, độ mở kinh tế, sức chống chọi với cú sốc bên ngoài.
Trong số đó, Việt Nam đạt được 4 điểm tốt và S&P đã nâng hạng: Kinh tế năm ngoái và nay tăng trưởng tốt, dự kiến tiếp tục đạt khoảng 6,7% trong năm 2019 này; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 6%, cao hơn so với những nước đang xếp hạng tương tự chúng ta. Về tài khoá và tiền tệ đã có tiến triển, nợ công, nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát.
Mặc dù vậy, vẫn còn đó những điểm nghẽn như thể chế cải tiến nhưng còn nhiều rào cản, đặc biệt là thuế, hải quan và thủ tục phá sản. Hệ thống tài khoá nợ nước ngoài kiểm soát nhưng vẫn còn cao so với quy mô nền kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu của Việt Nam tích cực, nhưng vẫn còn cao, dù có Nghị quyết 42 nhưng vẫn còn vướng mắc. Duy trì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng cũng là vấn đề.
“Vốn của chúng ta tăng trưởng không tương ứng với nền kinh tế, do đó, cần quan tâm tăng vốn cho ngân hàng thương mại.Nếu giải quyết điểm nghẽn đó có thể nâng hạng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng trong thời gian tới”, ông Lực nhấn mạnh.
Bước sang năm 2019, hệ thống tài chính Việt Nam tiếp tục gặp nhiều thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. NHNN đã đưa ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%.
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, từ đầu năm đến nay, NHNN phải đối mặt với hàng loạt thách thức đặt ra như kinh tế thế giới giảm tốc, căng thẳng thương mại Mỹ Trung... làm cho dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Tuy nhiên trong bối cảnh đó thì Việt Nam vẫn có dòng vốn chảy vào do có kinh tế vĩ mô ổn định.
NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm để mở rộng biên độ cho thị trường biến động. Năm 2018 khi thị trường biến động mạnh, NHNN phải làm đồng thời là bám sát thị trường và điều chỉnh các công cụ, sẵn sàng điều chỉnh với các cú sốc... NHNN nhìn thấy quy mô và sẵn sàng điều chỉnh bằng các công cụ, trấn an tâm lý của thị trường. Việc đưa ra nhiều kịch bản tăng trưởng khác nhau giúp NHNN luôn giữ được vị thế chủ động và đủ nằng lực ứng phó.
Đại diện từ phía NHNN khẳng định, thanh khoản của ngân hàng hiện không căng thẳng vì chính sách tài khóa phối hợp nhịp nhàng củng chính sách tiền tệ. Trái lại, dư địa chính sách tài khoá giảm đi do trần nợ công, vai trò chính sách tiền tệ ngày càng lớn.
.jpg)
Đánh giá cao hoạt động của NHNN và cho rằng việc điều hành chính sách tiền tệ đang ngày càng ‘thông minh lên’, song ông Võ Trí Thành cũng chỉ ra một số thách thức ngành ngân hàng cần giải quyết trong năm nay.
Đầu tiên là phải thực sự nhìn nhận một số vấn đề trong đó có lãi suất khó giảm thêm. Trong năm 2018, NHNN đã làm rất tốt việc ổn định lãi suất, tuy nhiên nếu cứ tập trung vào kế hoạch giảm lãi suất sẽ khiến hiệu quả toàn hệ thống bị ảnh hưởng.
Thứ hai, đó là Việt Nam phải chuyển sang bằng được chuyển sang điều hành lạm phát mục tiêu, khi đó, sự phát triển hệ thống tài chính là quản theo giá, đó là lãi suất. Đây là thách thức cực lớn với NHNN.
Hoạt động phát triển hệ thống Fintech và kinh tế số cũng cần được thúc đẩy. Fintech không đơn thuần là sáng tạo khởi nghiệp. Việt Nam đang rất muốn thanh toán không dùng tiền mặt nhưng vẫn chưa có nhiều khởi sắc, trong khi Ấn Độ thực hiện vấn đề này rất nhanh, hệ thống thanh toán cực kỳ phát triển. Fintech đồng thời cũng là công cụ chống tín dụng đen, đảm bảo cam kết của Việt Nam với APEC, là tài chính toàn diện, người dân có quyền tiếp cận dịch vụ tài chính với giá phải chăng nhất.
Cuối cùng là truyền thông khủng hoảng và xử lý tranh chấp, vấn đề sẽ ngày càng bùng phát, chưa kể tranh chấp gắn với hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước. Do đó ngành ngân hàng cần phải học cách ứng xử và truyền thông với tranh chấp, NHNN phải sưu tầm án lệ trên thế giới để nghiên cứu.
“Nhìn tổng thể, lạm phát năm nay sẽ tăng khoảng 4%. Về tỉ giá, tôi tin rằng tỉ giá năm nay chỉ biến động nhẹ, chỉ khoảng 2%. Năm ngoái mọi người nói tỉ giá sẽ biến động từ 3%-5% nhưng tôi đã nói chỉ khoảng 2% và tôi đã đúng”, ông Thành dự báo.
Hiện tại, để duy trì chính sách tiền tệ vững chắc, NHNN đang áp dụng nhiều công cụ quản lý, trong đó đặc biệt đẩy mạnh việc tích trữ ngoại hối. Khủng hoảng kinh tế năm 1999 đã dạy cho các quốc gia Đông Nam Á lợi ích của việc tích trữ nhiều ngoại hối khi đối mặt với những rủi ro kinh tế mang tính toàn cầu.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc cho biết khi NHNN mua ngoại tệ, đồng nghĩa cung tiền đồng lớn ra thị trường. Cách thức hút tiền về như thế nào là sự khéo léo của cơ quan này. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đang phát hành tín phiếu để hút tiền về.
“Hiện tại, dự trữ ngoại hối rất ấn tượng về giá trị tuyệt đối, nhưng độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn, tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP đạt hơn 200%, sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu. Do vậy, cần tiếp tục tích lũy dự trữ ngoại hối. Khi có điều kiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục mua vào ngoại tệ”, bà Hồng chia sẻ thêm.
Xử lý nợ xấu ngân hàng nhìn từ dự án Eco Green Sài Gòn
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.