Leader talk
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Đây là lúc doanh nhân Việt phải vươn tới tầm chuẩn mực thế giới
Không lo quy mô doanh nghiệp nhỏ, chỉ lo nhất là không đạt chuẩn mực....
Doanh nhân có nét hao hao như người lính, chiến đấu trên mặt trận "thương trường" không tiếng súng, đầy khắc nghiệt nhưng không thiếu khát khao, đam mê, hoài bão. Thương trường đầy những thăng trầm và biến động, vinh quang và đớn đau, đắng cay xen lẫn ngọt bùi.
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, TheLEADER trò chuyện với người đồng hành cùng giới doanh nhân, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về một Chính phủ kiến tạo và về một tinh thần doanh nhân, “tinh thần của những chiến binh…”.
Nhân ngày doanh nhân 13/10 năm nay, ông chia sẻ thông điệp gì với cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và với độc giả doanh nhân TheLEADER nói riêng?
TS. Vũ Tiến Lộc: Thế giới đang nhỏ lại và các nhu cầu con người ngày càng tinh tế hơn và cá biệt hơn, thị trường ngách càng ngách hơn, cho nên bây giờ doanh nghiệp Việt Nam đừng lo lắng về quy mô. Dù quy mô nào cũng phải vươn tới chuẩn mực quốc tế là điều duy nhất mà chúng ta cần theo đuổi.
Thời này là thời của doanh nghiệp vừa và nhỏ, và siêu nhỏ. Doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn là một chủ thể quan trọng của thị trường thế giới. Nó sẽ không diễn ra theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, không phải nay mai các doanh nghiệp siêu nhỏ phải tụ lại để trở thành các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn.
Mà doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ tiếp tục tồn tại và trở thành động lực chính trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên nền tảng internet. Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có thể trở thành những người khổng lồ bởi vì họ bán ra thị trường thế giới với giá trị gia tăng lớn.
Chúng ta đang đẩy mạnh hội nhập, với tác động cách mạng công nghệ lần thứ tư, với nền tảng internet và kết nối thương mại điện tử như hiện nay thì doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không còn nhỏ nữa, và muốn phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ hãy vươn tới chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực quốc tế cộng với tinh thần không ngừng sáng tạo là tiêu chuẩn duy nhất để các doanh nghiệp có thể thành công.
Ông có thể nói rõ hơn về khái niệm chuẩn mực thế giới?
TS. Vũ Tiến Lộc: Trước cải cách là giai đoạn mà chúng ta cởi trói, giải phóng từ nhu cầu nội tại của chúng ta. Sau đó nó được tiếp sức bởi tiến trình hội nhập WTO, và các tiến trình hội nhập khác. Và bây giờ là giai đoạn vươn tới chuẩn mực thế giới. Đó là yêu cầu của tiến trình cải cách hiện nay và cũng là tiến trình và yêu cầu của chính doanh nghiệp. Mà khi mình đặt ra và vươn tới chuẩn mực thế giới, tự khắc thị trường và tự khắc doanh nghiệp hay chính phủ sẽ có khả năng cạnh tranh.
Khi vươn tới chuẩn mực thế giới cộng với sáng tạo của Việt Nam là chúng ta hoàn toàn có thể tự tin về mình. Doanh nghiệp Việt Nam thì hơi tự ti về mình, tuy nhiên nếu so sánh các ý tưởng sáng tạo của các startups (“doanh nghiệp khởi nghiệp”) tại Việt Nam thì thậm chí không thua kém tinh thần sáng tạo của các startups tại thung lũng Silicon tại Mỹ. Nguyễn Hà Đông là một ví dụ điển hình.
Vì vậy, vươn tới chuẩn mực thế giới, áp đặt chuẩn mực thế giới đã trở thành một luật chơi thì sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thúc đẩy sự sáng tạo.
Để vươn tới chuẩn mực thế giới, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn gì từ Chính phủ?
TS. Vũ Tiến Lộc: Trước hết là hành động. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ hành động. Trước tiên, hãy thực hiện hết chức năng cơ bản của Nhà nước trước khi nói đến dẫn dắt, nói đến kiến tạo. Hãy thực hiện đúng chức năng cơ bản của Nhà nước là sân chơi, là luật chơi, làm trọng tài. Kiến tạo, định hướng sự phát triển là rất cần thiết, nhưng cần trước tiên thực hiện đúng những chương trình hành động, kế hoạch, hay pháp luật chính sách mà mình đề ra.
“Đã mang lại niềm tin về một Chính phủ kiến tạo…”
Ông nhìn nhận thế nào về môi trường kinh doanh cải thiện sau hàng loạt chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng?
TS. Vũ Tiến Lộc: Đặc biệt chuyển biến về nhận thức và tư duy là quan trọng nhất của Chính phủ mới. Chưa bao giờ những thông điệp dồn dập, chủ trương dồn dập về một Chính phủ kiến tạo, vì dân và doanh nghiệp, và liêm chính lại mạnh mẽ như bây giờ.
Chưa bao giờ mọi cấp mọi ngành, chỗ nào cũng nói đến doanh nghiệp và nói đến vai trò của doanh nghiệp. Cho nên sự thay đổi về nhận thức là quan trọng nhất. Chưa bao giờ sự đồng thuận trong xã hội về vai trò của doanh nghiệp tư nhân và cách nhìn nhận đánh giá của chính quyền và thái độ của chính quyền đối với doanh nghiệp tư nhân lại rõ ràng như ngày nay.
Tiếp theo tuyên bố của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ kiến tạo, trong thời gian vừa rồi ngoài cải thiện về môi trường cơ chế chính sách, chỉ đạo thực hiện chính phủ có những chuyển biến.
Trước hết nói về môi trường chính sách, phải nói về quyết tâm của chính phủ trong việc đưa ra nghị quyết 19 mới, rồi nghị quyết 35 đưa ra mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện cải cách và hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp được đề ra một cách rõ ràng, định lượng hoá được, có lộ trình, thời gian, địa chỉ, và đặc biệt là mục tiêu đề ra là đất nước phải có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020.
Đây là một mục tiêu đầy thách thức, nhưng hoàn toàn có thể làm được nếu có những tháo gỡ về thể chế, chính sách.
Ông có nhắc đến Nghị quyết 19?
TS. Vũ Tiến Lộc: Vừa rồi, Chính phủ cũng một lần nữa khẳng định trong nghị quyết 19 là phải vươn tới chuẩn mực của thế giới, đặc biệt đặt ra mục tiêu trở thành một trong những nền kinh tế có năng lực cạnh tranh về thể chế, tức là những chỉ tiêu cơ bản về môi trường kinh doanh vào tốp đầu của các nền kinh tế trong khu vực, và đối với một số chỉ tiêu khác thì phải vươn tới cái chuẩn mực của OECD - của các nước tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Đó là một quyết tâm rất là cao và rõ ràng.
Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh có tác động thế nào đến môi trường kinh doanh?
TS. Vũ Tiến Lộc: Gần đây, Chính phủ cũng đề ra một loạt nghị quyết chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng về việc cắt giảm điều kiện kinh doanh. Đây là lần đầu tiên cắt giảm điều kiện kinh doanh kể từ khi 50 nghị định ban hành thực hiện luật doanh nghiệp, luật đầu tư.
Chúng ta đã có đợt cắt giảm đầu tiên đối với các điều kiện kinh doanh và chính thức hoá các điều kiện kinh doanh tại nghị định của chính phủ chứ không để nằm dưới thông tư của các bộ, ngành nữa. Điều này mang ý nghĩa lớn, không chỉ tăng cường kỷ cương, tăng cường tính pháp lý của các điều kiện kinh doanh và tránh sự tuỳ tiện.
Vừa qua, các điều kiện kinh doanh nằm ở dưới thông tư của các bộ, ngành mà thông tư bộ, ngành lại đưa ra theo quy trình mang tính khép kín và phiến diện, chính vì vậy nhiều điều kiện kinh doanh không thực sự đảm bảo các yêu cầu của luật doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh.
Và bây giờ Chính phủ lại đang tiếp tục phát động một đợt cắt giảm mới, đưa ra yêu cầu là các bộ ngành tối thiểu phải cắt giảm từ 30% đến 50% các điều kiện kinh doanh. Bộ Công Thương vừa qua đã đề ra một chương trình hành động cắt giảm gần 700 điều kiện kinh doanh, có nghĩa là tới một nửa những điều kiện kinh doanh.
Kế hoạch cắt giảm 30 - 50% các điều kiện kinh doanh có khả thi không?
TS. Vũ Tiến Lộc: Con số mà theo khảo sát của VCCI và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, con số các bộ, ngành cắt giảm 30 - 50% các điều kiện kinh doanh là hoàn toàn hiện thực. Vấn đề là các bộ, ngành có thực sự quyết tâm hay không. Như vậy, một loạt các chương trình hành động và chỉ đạo như vậy khá là quyết liệt và đúng hướng. Nếu thực hiện được tất cả những điều đó thì sẽ tạo nên một bước chuyển rất là đáng kể cho môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
Thủ tướng đã thường xuyên vi hành đến các địa phương truyền tải thông điệp và quyết tâm cải cách, cách nhóm lửa và đưa lửa cải cách về các địa phương. Thủ tướng là điển hình của việc đó. Và một số cơ quan ban ngành và địa phương đã có những chuyển động tích cực, đã tôn trọng hơn ý kiến người dân và doanh nghiệp, đã lắng nghe, tăng cường đối thoại và điều chỉnh.
Sau Bộ công thương, nay lại tiếp tục bộ y tế và một loạt bộ ngành, địa phương cũng đang bắt đầu một giai đoạn khởi động mới cải cách thủ tục hành chính. Đã được khởi động bắt đầu từ đề án 30 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.
Những điều đó đã xác lập và củng cố niềm tin đến với cộng động doanh nghiệp cả nước?
TS. Vũ Tiến Lộc: Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua cái quyết tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Tổng bí thư về chống tham nhũng và đẩy lùi tham nhũng. Đấy thực sự đã mang lại niềm tin cho người dân và doanh nghiệp về chủ trương của chính phủ về kiến tạo.
Bây giờ Đảng lại triển khai tiếp tục thực hiện chủ trương chống tham nhũng một cách quyết liệt, không có vùng cấm trong việc xử lý tham nhũng và đưa những vụ việc mà xưa nay cứ lùm xùm ra ánh sáng. Chính điều đó đang ngày càng củng cố niềm tin.
Đảng đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn, cụ thể Nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, về phát triển kinh tế tư nhân thực sự mang lại động lực rất lớn. Mà hướng đi trong nghị quyết của Đảng cũng nêu rất rõ là từ nay đến năm 2020, phải hoàn thiện cơ bản về thể chế kinh tế thị trường theo những chuẩn mực phổ biến của các nền kinh tế tiên tiến và hội nhập, coi kinh tế tư nhân là độc lập. Tổng bí thư, bộ chính trị và trung ương Đảng đã chỉ đạo quyết liệt cái công cuộc phòng chống tham nhũng, tập trung vào các vụ trọng điểm đã mang lại lòng tin.
“Không lo về quy mô nhỏ, lo nhất là không đạt chuẩn…”
Có ý kiến cho rằng sự cạnh tranh doanh nghiệp Việt đang đuối dần, ông nhìn nhận thế nào?
TS. Vũ Tiến Lộc: Tôi không nghĩ là đuối dần, có thể là vừa rồi trong một môi trường kinh doanh, cái yếu của doanh nghiệp Việt Nam chưa được bộc lộ. Bây giờ đương đầu với bối cảnh hội nhập và thể chế, điểm yếu của doanh nghiệp được bộc lộ nhiều. Nhiều doanh nghiệp tưởng lớn nhưng lại thành ra không lớn.
Trong điều kiện gay gắt về cạnh tranh hội nhập, cải cách thể chế theo hướng công khai, minh bạch hiện nay, điểm yếu của nhiều doanh nghiệp mới được bộc lộ.
Kinh tế thế giới đang thay đổi, đặc biệt với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, rồi sự đảo chiều của thương mại đầu tư, tất cả những điều đó tạo nên một môi trường mới mà doanh nghiệp chỉ có thể trụ và phát triển được nếu anh thích nghi và điều chỉnh.
Nhưng quy mô doanh nghiệp Việt Nam vẫn có vẻ nhỏ bé trong môi trường cạnh tranh hiện nay?
TS. Vũ Tiến Lộc: Tôi không lo về quy mô nhỏ, chỉ lo nhất là không đạt chuẩn. Như vậy, với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, với trào lưu hội nhập như hiện nay, với kết nối internet, điện tử như thế này thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tham gia vào thị trường toàn cầu và phát triển. Chính vì vậy, đạt tới chuẩn quốc tế, quốc tế hoá doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn tới các chuẩn mực quốc tế là một yêu cầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Nếu lớn nhưng lại không đạt chuẩn quốc tế thì sẽ thất bại. Nhỏ mà đạt chuẩn quốc tế lại có thể vươn lên. Mà nguyên tắc đạt chuẩn quốc tế là phải công khai, minh bạch, quản trị là phải chuyên nghiệp, phải tiếp cận công nghệ mới.
Doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi gì để thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4?
TS. Vũ Tiến Lộc: Bây giờ doanh nghiệp Việt Nam nghe thấy nói đâu đó về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nghe đâu về hội nhập nhưng cái quan trọng nhất là không biết làm gì. Cho nên việc hướng tới các mô hình kinh doanh mới theo hướng đổi mới sáng tạo là việc các doanh nghiệp phải tính. Bây giờ vấn đề là từng hộ nông dân, từng doanh nghiệp nhỏ phải nghĩ rằng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phải là con đường của mình chứ không chỉ là những doanh nghiệp lớn.
Đôi khi cần nghĩ là hãy tư duy tiếp cận cách mạng công nghệ lần thứ tư bằng những việc làm hết sức đơn giản, hãy cải tiến và sáng tạo từng khâu, từng công đoạn, từng công việc, kết nối với internet, với thương mại điện tử để tiếp cận thông tin, để quảng bá sản phẩm, để huy động các nguồn lực xã hội, đấy chính là cách mạng công nghệ lần thứ 4.
Cũng như vậy, nói đến tiếp cận thị trường thế giới đừng nghĩ rằng chỉ doanh nghiệp lớn, bây giờ không còn là độc quyền của những doanh nghiệp lớn như những năm trước đây, nó là một mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể hướng tới và có lợi thế. Lợi thế của những người đi sau và của những doanh nghiệp nhỏ.
Xin cảm ơn ông!
Cần một TỔNG TƯ LỆNH chịu trách nhiệm về khởi nghiệp quốc gia
Đỗ Long, CEO Bita's: Hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ phải được Chính phủ nâng niu
Doanh nghiệp Việt Nam luôn thiệt thòi, luôn là kẻ đi sau các doanh nghiệp khác trong khu vực, cho dù bản thân họ có sản phẩm vượt trội, có tính thị trường rõ rệt.
SVD-Group hợp tác Menas đưa hàng Nga vào Việt Nam
Menas Vietnam vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với SVD-Group, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đưa các sản phẩm cao cấp từ Nga đến tay người tiêu dùng Việt.
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Thay đổi diện mạo, Dược phẩm Thái Minh tham vọng vươn ra thế giới
Dược phẩm Thái Minh ra mắt bộ nhận diện thương hiệu và bao bì mới, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Diễn đàn Bất động sản Việt Nam 2025: Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới
Diễn đàn được kỳ vọng là nơi kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia và nhà môi giới để đánh giá toàn diện thị trường năm 2024, dự báo xu hướng và chiến lược phát triển cho năm 2025.
Vietnam Airlines hợp tác Wink Hotels nâng tầm trải nghiệm du lịch
Vietnam Airlines và chuỗi khách sạn Wink Hotels vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến trải nghiệm du lịch toàn diện, kết nối các chuyến bay với dịch vụ lưu trú cao cấp tại Việt Nam và quốc tế.
Quảng Ninh có lãnh đạo mới nhiệm kỳ 2021 - 2026
Ông Phạm Đức Ấn vừa được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và bà Trịnh Thị Minh Thanh giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
The 9 Stellars: Tâm điểm đầu tư mới tại khu Đông TP. HCM
Tuyến metro số 1 dự kiến vận hành từ cuối tháng 12/2024, mở ra cơ hội lớn cho bất động sản tại khu Đông, nổi bật là The 9 Stellars của SonKim Land.