Leader talk
Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?
Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi theo hướng tổng thể, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2025. Trong đó, hai nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của người dân là mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến từng phần.
Trao đổi với TheLEADER, bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam nhận định, trong bối cảnh hiện nay, mức giảm trừ đã không còn phù hợp, đặc biệt tại các thành phố lớn với chi phí sinh hoạt cao.
Biểu thuế suất lũy tiến và mức thu nhập tính thuế từng bậc của Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm quốc gia đánh thuế thu nhập cá nhân cao trong khu vực Đông Nam Á.

Vệc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nên theo hướng nào thưa bà? Liệu Việt Nam có nên áp dụng cơ chế điều chỉnh tự động theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như một số quốc gia đã thực hiện?
Bà Vũ Thu Hà: Mức giảm trừ hiện nay đã không còn phù hợp, đặc biệt tại các thành phố lớn với chi phí sinh hoạt cao. Đồng thời, giá cả các hàng hóa thiết yếu trong đời sống hằng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số CPI được công bố. Để có góc nhìn khách quan hơn, có thể tham chiếu thực tiễn cơ chế giảm trừ gia cảnh của một số quốc gia trong khu vực.
Một là giảm trừ cố định. Singapore, Thái Lan hiện áp dụng cơ chế cho trừ một khoản tuyệt đối khỏi thu nhập chịu thuế áp dụng cho mọi đối tượng, hoặc áp dụng mức giảm trừ khác nhau cho từng đối tượng người phụ thuộc dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, khả năng lao động, tình trạng sinh sống
Hai là giảm trừ lũy tiến, tại Nhật Bản, cơ quan thuế áp dụng hình thức giảm trừ lũy tiến tương ứng với từng bậc thuế suất lũy tiến.
Ba là giảm trừ chi phí sinh hoạt thực tế, các khoản chi phí sinh hoạt của người nộp thuế như chi phí khám sức khỏe, chi phí tiền học cho con hiện được các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan áp dụng.
Do đó, chúng tôi đề xuất một số phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh như sau.
Một là đề xuất bổ sung thêm những yếu tố khác bên cạnh chỉ số CPI làm tiêu chí đánh giá định kỳ (1-2 năm/lần) cho mức giảm trừ gia cảnh, ví dụ như lương tối thiểu vùng, mức tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, mức thu nhập đầu người bình quân theo khu vực, chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ lạm phát dự kiến hàng năm.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động bắt buộc phải trả cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, áp dụng theo từng vùng địa lý cụ thể. Mức lương này thường được điều chỉnh hàng năm nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng có thể coi là một trong những căn cứ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, tuy nhiên cần đồng thời tính toán tới các yếu tố quan trọng khác để xác định một mức giảm trừ gia cảnh phù hợp như nêu ở trên.
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 và Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực từ 1/7/2025 có đề cập tới mức tham chiếu. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội. Khi mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Do vậy, theo tôi, Luật thuế Thu nhập cá nhân cũng nên xem xét mức tham chiếu tương tự để Chính phủ có thể quyết định và điều chỉnh phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ.
Hai là đề xuất thiết kế và mở rộng các hình thức giảm trừ gia cảnh đa dạng như: cho phép giảm trừ một số chi phí sinh hoạt và tiêu dùng thường xuyên của người nộp thuế trên cơ sở thực tế phát sinh như chi phí khám sức khỏe và chi phí tiền học cho con; áp dụng những mức giảm trừ khác nhau cho các đối tượng người phụ thuộc khác nhau dựa vào độ tuổi, khả năng lao động, mức thu nhập và địa bàn sinh sống.
Cả hai nhóm phương án trên có thể được cân nhắc đồng thời trong quá trình Chính phủ xây dựng mức sửa đổi giảm trừ gia cảnh để phù hợp với thực tiễn đời sống cũng như thông lệ quốc tế.
Hiện nay, biểu thuế lũy tiến có bảy bậc và mức thuế suất khá cao. Nhiều ý kiến đề xuất cần rút gọn số bậc thuế. Quan điểm của bà về vấn đề này? Việc rút gọn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người nộp thuế, đặc biệt là nhóm thu nhập trung lưu?
Bà Vũ Thu Hà: Thực tế hiện tại, biểu thuế suất lũy tiến và mức thu nhập tính thuế từng bậc của Việt Nam đang nằm trong nhóm quốc gia đánh thuế thu nhập cá nhân cao so với khu vực Đông Nam Á.
Về thuế suất, hiện tại thuế suất tối đa của Việt Nam là 35% và tương đương với Thái Lan và Phillippines. Trong khi đó, mức thuế suất cao nhất của Singapore là 24%, và tại Malaysia, Myanmar là 30%.
Về thu nhập tính thuế, mức thu nhập tính thuế tại từng bậc thuế lại đang ở mức khá thấp so với khu vực.
Hệ thống bậc thuế lũy tiến và mức thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xây dựng từ năm 2007 (Luật 04/2007/QH12), đã đi vào áp dụng từ 1/1/2009 và không có thay đổi về mức thu nhập chịu thuế kể từ năm 2009 tới thời điểm hiện tại, tức là hơn 15 năm.
Với lộ trình dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân sẽ được ban hành và áp dụng vào năm 2026, tức là 17 năm kể từ khi Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007 ban hành, cộng với sự gia tăng trong mức thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân và các chỉ số giá tiêu dùng, có thể nhận thấy mức thu nhập chịu thuế đã lạc hậu, ít hỗ trợ cho lực lượng lao động. Thực tiễn cũng chỉ ra việc khó thu hút được nhân công chất lượng cao từ nước ngoài khi thuế suất vốn đã cao lại đang được áp cho các mức thu nhập chịu thuế khá thấp so với các nước trong khu vực.
Theo quan điểm của tôi, việc điều chỉnh biểu thuế lũy tiến và mức thu nhập chịu thuế là cần thiết, đảm bảo phù hợp với tốc độ phát triển nền kinh tế của quốc gia, đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho lực lượng lao động nội địa của quốc gia.
Việc rút gọn các bậc thuế sẽ giúp giảm đáng kể gánh nặng thuế cho nhóm người nộp thuế thuộc các bậc thấp, đặc biệt là ở ba bậc đầu tiên vốn chủ yếu là những cá nhân có thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Đồng thời, biểu thuế cũng cần được thiết kế lại theo hướng điều chỉnh hợp lý mức chênh lệch giữa các ngưỡng chịu thuế và thuế suất để đảm bảo công bằng. Việc này sẽ góp phần hạn chế tình trạng “nhảy bậc”, khi thu nhập chỉ tăng nhẹ nhưng người nộp thuế đã bị chuyển sang bậc thuế cao hơn với mức thuế suất chênh lệch lớn, gây ra sự bất hợp lý giữa những người có mức thu nhập gần nhau.

Việc rút gọn bậc thuế có thể thu hẹp khoảng cách nghĩa vụ thuế giữa các nhóm thu nhập. Theo bà, điều này có làm giảm vai trò điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân hay không?
Bà Vũ Thu Hà: Như tôi đã đề cập, việc cải cách biểu thuế, bao gồm rút gọn số bậc thuế và điều chỉnh lại khoảng cách giữa các mức thu nhập chịu thuế (nới rộng khoảng thu nhập chịu thuế trong mỗi bậc), cần được thực hiện một cách đồng bộ và có cân nhắc. Mục tiêu không phải là làm giảm vai trò điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân, mà là làm cho hệ thống thuế trở nên công bằng, hợp lý và phù hợp hơn với cơ cấu thu nhập đa dạng của xã hội hiện nay.
Thực tế, nếu việc rút gọn bậc thuế được kết hợp với việc thiết kế lại ngưỡng thu nhập và thuế suất một cách khoa học, vẫn hoàn toàn có thể đảm bảo tính lũy tiến thực chất, phản ánh đúng khả năng chi trả của người nộp thuế.
Một hệ thống thuế thu nhập cá nhân được thiết kế hợp lý không chỉ góp phần điều tiết thu nhập, mà còn thúc đẩy tiêu dùng, củng cố niềm tin vào chính sách thuế và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như công bằng xã hội trong dài hạn.
Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến trong thời gian qua diễn ra quá chậm so với biến động thực tế thu nhập và chi phí sống. Bà đánh giá như thế nào về quan điểm này?
Theo dữ liệu của cơ sở dữ liệu trực tuyến Numbeo đến tháng 6/2025, chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Hà Nội ước tính khoảng 12,6 triệu đồng/người độc thân và 43,9 triệu đồng/hộ gia đình 4 người (không kể tiền thuê nhà). Trong khi đó, tổng mức giảm trừ gia cảnh cho một gia đình 4 người chỉ 30,8 triệu đồng/tháng.
Rõ ràng, mức giảm trừ hiện tại không còn phù hợp, đặc biệt tại các thành phố lớn với chi phí sinh hoạt cao.
Mức giảm trừ gia cảnh hiện đang áp dụng chưa thay đổi từ năm 2020. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, khi CPI vượt 20% sẽ xem xét điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, tuy nhiên CPI cộng dồn từ năm 2020 - 2025 có nhiều khả năng vẫn chưa vượt ngưỡng 20%. Chưa kể, mức tăng CPI 3% vào năm 2020 sẽ khác mức tăng 3% vào năm 2024 vì quy mô của nền kinh tế đã tăng lên rất nhiều.
Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hằng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số CPI được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết.
Việc Chính phủ dự kiến trình sửa toàn diện Luật Thuế Thu nhập cá nhân ngay tại Kỳ họp thứ 10 tới đây, sớm hơn đáng kể so với lộ trình trước đó, là một tín hiệu rất tích cực. Từ góc độ chuyên gia tư vấn thuế, tôi cho rằng động thái này thể hiện rõ sự chủ động lắng nghe và phản hồi kịp thời của Đảng và Chính phủ trước những thay đổi về thu nhập, chi phí sống và kỳ vọng của người dân sau hơn một thập kỷ áp dụng luật hiện hành.
Xin cảm ơn bà!
Giảm thuế thu nhập cá nhân: Nên hay không?
Doanh nghiệp có thể được gia hạn nộp thuế 5 tháng vì Covid-19
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn năm tháng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên mức 11 triệu đồng/ tháng
Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân được đề xuất tăng từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng.
TS. Ngô Trí Long: Cả hai cách tính thuế thu nhập cá nhân mới đều bất hợp lý
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cả hai phương án thay đổi thuế thu nhập cá nhân mà Bộ Tài chính đề xuất đều không hợp lý.
Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI
Theo ông Hoàng Nam Tiến, câu chuyện về AI sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, vẽ lại bản đồ lao động và mô hình kinh doanh toàn cầu.
Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?
Quy hoạch không gian phát triển các đơn vị hành chính mới làm thế nào phát huy được sức mạnh tổng thể, đảm bảo lợi ích bền vững về dài hạn?
Động lực tăng trưởng mới từ những quyết sách điều hành mạnh mẽ
Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, năm 2025 trở thành năm thử thách năng lực điều hành, sự linh hoạt chính sách và mức độ kiên định với cải cách thể chế của Việt Nam.
'Siêu đô thị' TP.HCM là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh
Cộng đồng doanh nhân trẻ đặt nhiều kỳ vọng về 'siêu đô thị' TP.HCM là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.
Đánh thuế ngay khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu: Cổ tức có 'tức cổ'?
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng, quy định mới được áp dụng sẽ khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ chịu tác động rõ rệt, đặc biệt là nhóm đầu tư ngắn hạn.
Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?
Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD
Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển xanh THDV của TS. Mai Huy Tân đề xuất tổ hợp kinh tế tuần hoàn – năng lượng xanh tại Quảng Ninh trị giá 5 tỷ USD.
Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam hợp lực
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Thủ tướng: Giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam từ tháng 8 tới
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.
F88 khẳng định vị thế tiên phong trong số hóa tài chính bình dân
F88 đang tích cực chuyển đổi số toàn diện, đồng thời thể hiện cam kết định hướng phát triển bền vững dựa theo chuẩn GRI.
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.