Chứng khoán 16/3: Sau 2 ngày, VN-Index tiếp tục chinh phục mốc 1.150 điểm
Hôm nay vẫn là phiên thắng lớn trên cả 2 sàn HOSE và HNX.
VN-Index sắp chạm ngưỡng kháng cự 1.170 điểm - Cột mốc lịch sử của năm 2007.
HOSE - Tiến dần đến mốc lịch sử
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 0,69%.
Nhiều mã có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn liên tục được khớp lệnh ở mức giá cao, chỉ 2 phút sau đợt ATO, VN-Index đã vượt qua mốc 1.160 điểm.
Sau đó, chỉ số này nhanh chóng đạt đỉnh đầu tiên trong ngày, cách giá tham chiếu hơn 14 điểm tuyệt đối trong 5 phút đợt khớp lệnh liên tục đầu tiên.
Như thường lệ mỗi lần gặp mốc kháng cự mới, VN-Index bị bật trở lại gần giá đóng cửa rồi chao đảo liên tục. Cho đến gần giờ nghỉ trưa, chỉ số này mới hồi phục được hơn một nửa nỗ lực đầu sáng, tạm dừng ở mức 1.162,3 điểm, tăng 1,05%.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đã không còn giữ được đà tăng giá như trước, tuy vẫn tăng nhẹ trong sáng nay gồm VCB tăng 0,54%, MBB tăng 0,14%, HDB tăng 1,12%, VPB tăng 0,16%, còn BID giảm 0,7%, CTG giảm 0,14%, STB giảm 0,31%.
Nhóm ngành bất động sản và dầu khí đang hỗ trợ mạnh chỉ số VN-Index như VIC tăng 5,22%, ROS kịch trần, PLX tăng 2,89%, GAS tăng 0,78%,…
Kìm hãm một phần đà tăng của VN-Index sáng nay phải kể tới nhóm cổ phiếu ngành thủy sản, sau thông tin về kết quả cuối cùng của đợt xem xét lần thứ 13 đối với xuất khẩu cá tra/cá basa của Việt Nam sang Mỹ (POR 13).
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã bị áp thuế chống bán phá giá cao kỷ lục, khiến họ gần như hết cửa vào Mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu của ngành này gồm HVG giảm sàn, ANV giảm 4,38%, IDI giảm 4,66%, …
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index lấy lại đà tăng, phi lên đỉnh cao nhất trong ngày, 1.165,63 điểm (+1,34%), chỉ còn cách chưa đến 5 điểm là đến đỉnh lịch sử của năm 2007.
Tuy nhiên, đến gần cuối phiên, VN-Index lại không thể giữ được thành tích trước đó, đột nhiên bị sẩy chân, sau đó lại vớt đáy vào những phút cuối, đóng cửa tại mức 1.159,22 điểm, tăng 9,03 điểm (+0,79%).
Thanh khoản tăng thêm 22%, khi khối lượng giao dịch đạt 272 triệu đơn vị, tương ứng với 7,56 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 129 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 48 mã đứng giá. Trong đó, có 15 mã kịch trần, 6 mã giảm sàn.
Tính chung, VIC là mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành quả của VN-Index hôm nay khi tăng giá 4,71%, tương ứng với 4,558 điểm ảnh hưởng.
Theo sau là HPG (-4,82%), PLX (+3,98%), ROS (tăng trần), góp lần lượt 1,618 điểm, 1,570 điểm, 1,548 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (-5,22%) với lượng giao dịch đạt 15,8 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là FLC (1,33%) với 14,6 triệu đơn vị và IDI (-5,06%) đạt 13 triệu đơn vị.
Trong đó, HDB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 9,26 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, VRE, DXG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là HDB với 5,7 triệu đơn vị. Theo sau là E1VFVN30, HAG, DIG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, TNA (CTCP Thương mại Xuất Nhập Khẩu Thiên Nam) tăng 13,7 lần, KMR (CTCP Mirae) tăng 9,6 lần, EVE (CTCP Everpia) tăng 7,6 lần.
HNX - Thanh khoản tăng trở lại
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hôm nay tiếp tục là một phiên tăng điểm của chỉ số HNX-Index, tuy nhiên, diễn biến lên xuống trong ngày khá mạnh, biên độ rộng.
Chỉ số này đóng cửa tại mức 134,1 điểm, tăng 1 điểm (+0,75%).
Khối lượng giao dịch tăng gần 20%, đạt 94,5 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,9 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 87 mã tăng giá, 95 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.
ACB (+2,58%) vẫn nằm ở vị trí mã có ảnh hưởng nhất sàn Hà Nội, với việc đóng góp 0,746 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 13 mã tăng giá kịch trần, 16 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-2,17%) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 25 triệu đơn vị. PVS (+4,53%) theo sau với 10,3 triệu đơn vị, ACB đạt 4,9 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, ACB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 7 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là ACB cũng với 7 triệu đơn vị.
Trong phiên có 3 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm SD2, PVV, CIA.
Hôm nay vẫn là phiên thắng lớn trên cả 2 sàn HOSE và HNX.
Lợi ích cơ bản khi thị trường Việt Nam được nâng hạng là thu hút dòng vốn nước ngoài, nâng cao tính minh bạch và cải thiện môi trường đầu tư.
Cuối phiên, chỉ số VN-Index kịp quay lại trên mốc tham chiếu, cứu một phiên giảm điểm.
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.
Các Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7, đồng bộ với hệ thống chính quyền địa phương mới.
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.
Phần trình bày của Vinamilk được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.