Chứng khoán 15/3: VN-Index 'chạy nước rút' thành công
Cuối phiên, chỉ số VN-Index kịp quay lại trên mốc tham chiếu, cứu một phiên giảm điểm.
Hôm nay vẫn là phiên thắng lớn trên cả 2 sàn HOSE và HNX.
HOSE - Chào mốc 1.150 điểm
Dòng tiền đổ vào các mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn tại mức giá cao ngay từ đợt xác định giá mở cửa (ATO), đã khiến chỉ số VN-Index tăng mạnh 0,51%, vượt mức kháng cự 1.140 điểm một cách dễ dàng.
Sau đó, tuy có sự điều chỉnh trở lại, nhưng dường như lực nội tại quá mạnh khiến VN-Index không bị mất đi mốc điểm quan trọng và nhanh chóng hồi phục trở lại, tạo đà tăng khá vững chắc.
Đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này tạm dừng ở mức 1.149,7 điểm, tăng 10,94 điểm (+0,96%). Tổng giá trị khớp lệnh đạt 4.259 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với sáng qua.
Đặc biệt là mã SAB, trải qua nhiều phiên tạo gánh nặng liên tiếp cho chỉ số VN-Index, thì đến sáng nay giá cổ phiếu này đã tăng vọt 3,27% và thanh khoản đạt mức cao nhất kể từ đầu năm.
Sau khi có thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán VN hôm qua, VSD đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng 15,3 triệu cổ phiếu SAB từ quỹ ngoại Nogard Pte.Ltd sang cho 7 quỹ ngoại thuộc nhóm của công ty quản lý quỹ Dragon Capital.
Theo sau SAB là BID, khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng 2,88%, VCB tăng 1,36%, STB tăng 1,55%, VPB tăng 0,78%, …
Không khó nhằn như ngưỡng tâm lý 1.130 điểm, dường như mốc 1.140 điểm không là gì so với kỳ vọng cao của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Cụ thể, với ngưỡng 1.130 điểm, sau khi đạt được lần đầu vào tháng cuối tháng 1, sau nhiều lần áp sát, và phải trả giá khá đắt khi có phiên rơi thảm hại xuống dưới 1.000 điểm. Đến đầu tháng 3, VN-Index mới chính thức trở lại mốc tâm lý này.
Tuy nhiên, với ngưỡng kháng cự 1.140 điểm chỉ mới đạt được cách đây 2 ngày thì đến sáng nay, chỉ số VN-Index đã dần áp sát ngưỡng kháng cự mới tiếp theo 1.150 điểm.
Đến phiên chiều, lệnh nạp vào hệ thống của nhiều cổ phiếu trụ ở mức giá cao tiếp tục tăng khiến, chỉ số VN-Index không ngần ngại trước ngưỡng 1.150 điểm, mạnh mẽ vượt qua.
Như một điều hiển nhiên trước những mốc quan trọng, chỉ số này bị đẩy lùi trở lại, nhưng lần này khá nhẹ khiến VN-Index hồi phục và đóng cửa tại mức 1.150,19 điểm, tăng 11,43 điểm (+1%).
Thanh khoản tăng mạnh gần 40% so với hôm qua, cao nhất trong hơn 1,5 tháng qua, khối lượng giao dịch đạt 308 triệu đơn vị, tương ứng 10,75 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 148 mã tăng giá, 145 mã giảm giá và 49 mã đứng giá. Trong đó, có 11 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.
Ba mã đóng góp nhiều nhất cho lần vượt ngưỡng mới hôm nay của VN-Index là GAS (+5,79%), SAB (+6,78%), VNM (+1,81%), với lần lượt 4,926 điểm, 3,419 điểm, 2,028 điểm ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng với sự dẫn dắt của BID (+2,64%) và CTG (+1,22%), các mã còn lại đều tăng giá theo gồm VPB tăng 0,78%, MBB tăng 0,14%, HDB tăng 0,67%, STB tăng 0,93%. Riêng EIB đứng giá. Tổng điểm ngành này đóng góp cho VN-Index hôm nay là 3,2 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã STB với lượng giao dịch đạt 22,6 triệu đơn vị, trở lại dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là VRE (-1,51%) với 15,6 triệu đơn vị và SSI (+4,46%) đạt 14,37 triệu đơn vị.
Trong đó, VRE dẫn đầu sàn về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 1,5 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VPB, PVT, VIC.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất tiếp tục là VPB với việc mua bán qua thỏa thuận giữa những nhà đầu tư nước ngoài với hơn 1,46 triệu đơn vị. Theo sau là DIG, E1VFVN30, HDB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 8 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, EMC (CTCP Cơ điện Thủ đức) tiếp tục nằm trong danh sách này khi tăng 22,4 lần, DAH (Tập đoàn Khách sạn Đông Á) tăng 11 lần, MSN (Tập đoàn Hoa Sen) tăng 6,8 lần.
Mã BSI (CTCP Chứng khoán BIDV) tăng 6,1 lần, APC (CTCP Chiếu xạ An Phú) tăng 5,7 lần, GTN (CTCP GTNFOODS) tăng 5,1 lần, VSH (CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) tăng 4,7 lần, CHP (CTCP Thủy điện miền Trung) tăng 4,3 lần.
HNX - Thanh khoản giảm nhẹ
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hôm nay, đây là phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp của chỉ số HNX-Index.
Chỉ số này đóng cửa tại mức 133,1 điểm, tăng 1,81 điểm (+1,38%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ, đạt gần 79,9 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,4 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 104 mã tăng giá, 89 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.
ACB (+2,02%) trở thành mã có ảnh hưởng nhất sàn Hà Nội, với việc đóng góp 0,569 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 17 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+3,76%) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 27,7 triệu đơn vị. PVS (+4,29%) theo sau với 5,7 triệu đơn vị, ACB đạt 4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 370,6 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh vẫn là SHB với 225,8 nghìn đơn vị.
Trong phiên có 6 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm SGO, KHB, NDF, SPP, BII, CMI.
Cuối phiên, chỉ số VN-Index kịp quay lại trên mốc tham chiếu, cứu một phiên giảm điểm.
Chỉ số VN-Index hôm nay đã có 3 lần leo lên mức 1.140 điểm, đồng thời giữ được khoảng cách với ngưỡng "hỗ trợ" 1.130 điểm.
Cả 2 sàn HOSE và HNX đều có sự tăng điểm mạnh, bất ngờ về cuối phiên. Chỉ số VN-Index sau nhiều lần leo lên rồi lại tụt xuống, lần đầu đóng cửa trên mức 1.130 điểm kể từ năm 2007.
Hôm nay, VN-Index lại nỗ lực chinh phục mức 1.130 điểm. Song lại thêm một lần chỉ số này không thể duy trì được thế nằm trên ngưỡng tâm lý khi sàn giao dịch đóng cửa.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.