Chứng khoán ngày 29/6: VN-Index hồi 3 điểm dù lực cầu vẫn yếu
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm khiến chỉ số VN-Index khó lòng bứt phá.
Lực cầu bắt đáy gia tăng vào buổi chiều tại nhiều mã lớn trên cả 2 sàn nhưng không đủ để chỉ số chính thoát khỏi sắc đỏ vào lúc đóng cửa.
HOSE - Cầu bắt đáy không đủ
Hôm nay là phiên giao dịch đầu tiên của quý III, với những dữ liệu kinh tế vĩ mô mới được công bố đã không được phản ánh tích cực trên thị trường chứng khoán như kỳ vọng. Ngay từ đầu phiên, áp lực bán mạnh đã khiến chỉ số VN-Index mở cửa trong sắc đỏ và diễn biến chủ yếu sau đó là dần dần lùi sâu. Tuy lực nâng đỡ có vài lần được cải thiện nhưng không đáng kể khiến chỉ số này khó lòng phản kháng lại xu hướng đi xuống trên biểu đồ kỹ thuật.
Đến gần 10h30, VN-Index chạm đáy thấp nhất trong buổi sáng tại 938,34 điểm, giảm 22,44 điểm (-2,34%) so với tham chiếu. Số mã giảm đã gần như phủ kín bảng điện tử. Xu hướng dòng tiền vẫn đang tìm cơ hội ở như các mã vừa và nhỏ như tình trạng của vài phiên trước. Cho đến giờ nghỉ trưa, VN-Index không chút khởi sắc và tạm nghỉ tại 939,4 điểm (-2,23%).
Trong top 30 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay chỉ có duy nhất EIB ở mức tham chiếu, còn lại đều chìm trong sắc đó. Trong đó có nhiều mã đã giảm mạnh tới trên 3% như MBB, ROS, BHN, SSI, YEG (giảm sàn), DXG,…
Một số mức giảm cụ thể của các mã đứng top đầu trong danh sách gồm VHM giảm 1,25%; VIC giảm 0,56%; VCB giảm 3,28%; GAS giảm 3,16%; SAB giảm 1,33%; TCB giảm 3,27%; VTG giảm 4,54%; BID giảm 4,04%; MSN giảm 3,8%.
Đến chiều, sau khi ghi nhận mức giảm tới 28 điểm tuyệt đối so với tham chiếu, chỉ số VN-Index đạt mức thấp nhất trong ngày tại 932,66 điểm (-2,93%).
Tại đáy này, lực cầu đã có sự gia tăng đáng kể tại các mã lớn khiến điểm số có phần cải thiện không nhỏ. Tuy nhiên, lực nâng đỡ chỉ đủ đẩy VN-Index đến 950 điểm thì chững lại. Màu sắc trên bảng điện từ không mấy chuyển biến, chỉ số chính cải thiện là do các mã có ảnh hưởng lớn đi lên trên biểu đồ giá. Đến hết phiên, VN-Index đóng cửa tại mức 947,15 điểm, giảm 13,63 điểm (-1,42%).
Khối lượng giao dịch tăng 15% so với tham chiếu, đạt 168,2 triệu đơn vị, tương ứng với 4 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 62 mã đứng giá, 237 mã giảm giá và 28 mã đứng giá. Trong đó có 5 mã tăng trần và 26 mã giảm sàn.
Trong top 20 mã có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE vào lúc chốt phiên chỉ có 5 mã quay lại sắc xanh nhẹ gồm VNM tăng 0,59%; VCB tăng 0,17%; SAB tăng 2%; HDB tăng 0,14%; NVL tăng 0,2%. PLX và HPG đứng ở tham chiếu.
Còn lại đều giảm giá, trong đó vẫn còn 8 mã giảm trên 3% gồm TCB giảm 4,14%; MSN giảm 3,8%; CTG giảm 4,74%; BID giảm 4,81%; BVH giảm 5,29%; MBB giảm 5,15%; VPB giảm 3,48%; MWG giảm 6,14%.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (-5,53%) với 12,57 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là SSI (-3,51%) với 7,5 triệu đơn vị và DXG (-3,13%) đạt 7 triệu đơn vị.
HXG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, SSI, VRE.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là SSI với 2,33 triệu đơn vị. Theo sau là VNM, HPG, VRE.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm FTS (CTCP Chứng khoán FPT) tăng 8,4 lần; VPG (CTCP Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Việt Phát) tăng 4,5 lần.
HNX – Thiếu trụ chính
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, tuy khá khẩm hơn VN-Index khi mở cửa trong sắc xanh nhẹ, nhưng chỉ vài phút ngắn ngủi, chỉ số HNX-Index đã rơi vào vùng dưới mốc tham chiếu. Lực cung tại mức giá thấp gia tăng ngày càng nhiều khiến HNX-Index mất trụ nâng đỡ và liên tục đào sâu cho đến hết phiên sáng.
Đến chiều, sắc đỏ vẫn chiếm số đông, tuy lực cầu được cải thiện nhưng lại không đủ khiến chỉ số HNX-Index quay lại mốc tham chiếu và đóng cửa tại mức 102,76 điểm, giảm 3,4 điểm (-3,21%).
Khối lượng giao dịch giảm 16% so với phiên trước, đạt 43,8 triệu đơn vị, tương ứng với 0,71 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 50 mã tăng giá, 110 mã giảm giá và 41 mã đứng giá.
ACB (-6,46%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -1,4 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 10 mã tăng giá kịch trần, 16 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, ACB (-6,46%) dẫn đầu sàn khi đạt 6,9 triệu đơn vị. SHB (-4,88%) theo sau với 6,5 triệu đơn vị, PVS (-3,47%) đạt 4,9 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 617,02 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 538,3 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SVN, PCG, S55, IVS.
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm khiến chỉ số VN-Index khó lòng bứt phá.
Theo BVSC, vào nửa cuối năm 2019, pha tăng trưởng của thị trường cổ phiếu Việt Nam có thể kết thúc theo diễn biến của chu kỳ kinh tế.
Mặc dù VIC góp tới 3,5 điểm vào VN-Index nhưng cũng không thể chống đỡ được xu hướng giảm chung của thị trường khiến chỉ số này giảm tới 12 điểm.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.