Chứng khoán ngày 4/5: VIC và GAS thế chỗ cổ phiếu ngân hàng hỗ trợ VN-Index

Ngọc Chi Thứ bảy, 05/05/2018 - 08:05

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh trở lại, thì VIC và GAS lại hồi phục khá tốt giúp VN-Index thoát được một phiên giảm điểm.

HOSE - VIC và GAS cứu phiên

Sau chút dấu hiệu len lỏi của việc bắt đáy tại một số mã chứng khoán vào hôm qua, khởi đầu từ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Sáng nay, dường như tâm lý trên thị trường có phần khởi sắc hơn, áp lực chốt lời không còn áp đảo như nhiều phiên gần đây.

Tại đợt xác định giá mở cửa, VN-Index đã ‘hào phóng’ tăng thêm 6 điểm tuyệt đối, tương ứng với 0,55% so với tham chiếu khi nhiều mã chứng khoán lớn đều mang sắc xanh từ sớm.

Không dừng ở đó, vào đợt khớp lệnh, chỉ số này còn nhanh chóng bật tăng lên gần mốc 1.040 điểm, tăng tới 1,03%, đạt đỉnh cao nhất trong ngày tại 1.037,02 điểm, nhờ các trụ lớn đẩy cao hơn về giá như ROS tăng trần, GAS, MSN.

Mặc dù sắc xanh vẫn chiếm ưu thế, nhưng lực cầu còn quá yếu khiến VN-Index không giữ được độ cao và tụt nhanh về gần mốc tham chiếu.

Dường như tâm lý nhà đầu tư còn chưa dám mạnh tay giao dịch sau khi chứng kiến thị trường bốc hơi tới 178 điểm trong chưa đầy 1 tháng. Người mua còn quá cẩn trọng, trong khi người bán lại đang chờ đợi giá tốt hơn khiến thị trường khớp lệnh một cách uể oải, thanh khoản đang khá yếu.

Sau một lần vớt đáy không thành công, thì đến 10h30, chỉ số VN-Index đã quay trở lại gần đỉnh cao đầu phiên với sự trợ giúp của nhóm cố phiếu ngân hàng, kèm theo sự trở lại sắc xanh của VIC.

Tuy nhiên, lực đẩy lại đuối dần một lần nữa, khiến chỉ số chính tiếp tục trượt xuống, cho đến giờ nghỉ trưa, tạm dừng tại mức 1.029,88 điểm (+0,33%).

Điều dễ nhận thấy, sự tăng giá không vững chắc của các mã chứng khoán là do thanh khoản quá đuối, mặc dù áp lực bán ra không mạnh, nhưng lực cầu chưa đủ để giữ giá.

Thêm nữa, khối ngoại cũng tạo áp lực không nhỏ ở các blue-chips khi xả hàng ra cực mạnh và tất cả đều qua giao dịch khớp lệnh như VCB, VIC, HPG, HSG, VRE, GAS,…

Trong khi, VIC GAS hồi phục khá tốt khi tăng giá lần lượt 0,57% và 1,76%, thì nhóm ngân hàng lại chao đảo liên tục chỉ còn VCB tăng 0,5%, còn lại đều giảm như BID giảm 0,3% (đầu phiên còn tăng 2,37%), CTG giảm 0,34% (đầu phiên tăng 1,38%), HDB giảm 1,38%.

Đến chiều, chỉ số VN-Index diễn biến xấu đi, khi liên tục giằng co quanh mức tham chiếu. Dường như do lực cầu vẫn không được cải thiện, khiến chỉ cần áp lực bán ra mạnh hơn cũng khiến giá tại nhiều mã rớt mạnh. Chỉ kịp nhích cao hơn mốc tham chiếu, VN-Index đóng cửa ở mức 1.026,8 điểm, tăng 0,34 điểm (+0,03%).

Thanh khoản giảm mạnh, khi khối lượng giao dịch mất gần 20% so với hôm qua, đạt 163 triệu đơn vị, tương ứng với 4,98 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 155 mã tăng giá, 139 mã giảm giá và 46 mã đứng giá. Trong đó, 13 mã tăng trần và 4 mã giảm sàn.

Sự trở lại khá tốt của VIC, GAS khi tăng giá lần lượt 1,22% và 1,55%, tương ứng với 1,46 điểm và 1 điểm ảnh hưởng, khiến 2 cổ phiếu này trở thành mã chứng khoán góp phần lớn nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay.

Trong khi nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng lại phân hóa khá mạnh. Phía giảm giá gồm VCB giảm 1,01%, BID giảm 3,56%, CTG giảm 1,72%, HDB giảm 1,15%, STB giảm 1,83%. Phía ngược lại có VPB giảm 1,35%, MBB tăng 1,49%. Riêng TPB EIB thì đứng giá. 

Về khối lượng giao dịch, mã ASM (tăng trần) với lượng giao dịch đạt 11,2 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (tăng trần) với 10 triệu đơn vị và SBT (-1,08%) đạt gần 7,87 triệu đơn vị.

Trong khi, HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 6,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HDB, MBB, NVL.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 7,22 triệu đơn vị. Theo sau là HDB, VCB, VIC.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.

Cụ thể, TCL (CTCP Đại lý giao nhận Vận tải xếp dỡ Tân Cảng) tăng 6,9 lần, ITC (CTCP Đầu tư – Kinh doanh nhà) tăng 6,6 lần, TLD (CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long) tăng 5 lần, VIP (CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO) tăng 4,2 lần.

HNX - Giằng co

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index liên tục trồi sụt trên giá tham chiếu, cùng với đó là sự không ổn định trên biểu đồ giá của hầu hết các trụ lớn như ACB, SHB, VGC.

Đến 10h23, nhờ lực cầu đồng loạt tăng mạnh hơn tại nhiều mã lớn khiến HNX-Index đạt đỉnh cao nhất trong ngày tại mức 123,66 điểm (+0,94%). Tuy nhiên, sau đó, chỉ số này lại trượt dần về gần giá tham chiếu cho đến giờ nghỉ trưa tại mức 122,7 điểm (+0,16%).

Một số trụ lớn còn duy trì sắc xanh trong sáng nay gồm ACB còn tăng 0,23%, PVS tăng 1,78%, VCG tăng 3,55%, VCS tăng 0,08%.

Trong khi đó, SHB tuy cũng xanh sớm như nhiều trụ khác, nhưng đến trưa thì đã quay đầu giảm 0,91%, tạo áp lực đáng kể lên chỉ số chính.

Đến phiên chiều, áp lực chốt lời tăng mạnh hơn, không còn ngồi vững trên mốc tham chiếu, chỉ số HNX-Index khá chật vật khi liên tục đổi màu. Cho đến khi ACB, VGC, PVI tăng giá ổn định vào gần cuối phiên, giúp HNX-Index vớt đáy thành công, đóng cửa tại mức 122,57 điểm, tăng 0,06 điểm (+0,05%).

Khối lượng giao dịch tăng mạnh gần 50% so với phiên trước, đạt hơn 78,6 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,9 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 86 mã tăng giá, 69 mã giảm giá và 76 mã đứng giá.

VCG (+3,55%) là mã chứng khoáng đóng góp nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay, với 0,155 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 13 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, thay thế SHB, PVX (0%) dẫn đầu sàn khi đạt hơn 12,4 triệu đơn vị. SHB (-0,91%) theo sau với 10,58 triệu đơn vị, ACB (+0,23%) đạt gần 2,9 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 28 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là SHB với 27,8 triệu đơn vị.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm PIV, PVX.

Chứng khoán ngày 3/5: Sự phấn khởi bắt đầu từ nhóm cổ phiếu ngân hàng

Chứng khoán ngày 3/5: Sự phấn khởi bắt đầu từ nhóm cổ phiếu ngân hàng

Tài chính -  6 năm

Tuy lực cầu vẫn còn yếu nhưng dường như tín hiệu bắt đáy tại nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa nhất định về mặt tâm lý.

Chứng khoán ngày 2/5: VN-Index tiếp tục lao về ngưỡng 1.000 điểm

Chứng khoán ngày 2/5: VN-Index tiếp tục lao về ngưỡng 1.000 điểm

Tài chính -  6 năm

Hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng và GAS đã giảm giá khá mạnh khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu.

Chứng khoán lao dốc nhà đầu tư lo ngại

Chứng khoán lao dốc nhà đầu tư lo ngại

Tài chính -  6 năm

Những phiên giảm điểm mạnh gần đây của các chỉ số chứng khoán có thể khiến các nhà đầu tư không hào hứng với các đợt IPO và niêm yết các doanh nghiệp mới.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  5 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  9 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  9 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  9 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  9 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.