Chứng khoán ngày 2/5: VN-Index tiếp tục lao về ngưỡng 1.000 điểm

Ngọc Chi Thứ tư, 02/05/2018 - 17:50

Hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng và GAS đã giảm giá khá mạnh khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu.

HOSE - Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sâu cùng GAS

Sau kỳ nghỉ lễ dài, cứ ngỡ tâm lý nhà đầu tư có phần phấn khởi hơn khi quay lại giao dịch, đầu phiên sáng nay, chỉ số VN-Index đã tăng nhẹ 0,29%. Tuy nhiên, giá mở cửa cũng chính là mức cao nhất mà VN-Index đạt được trong ngày.

Ngay khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán ra bắt đầu chiếm ưu thế, khiến chỉ số này liên tục lùi lại 8 điểm tuyệt đối. Cùng với đó là sự không ổn định trên biểu đồ giá của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và sắc đỏ từ sớm của VIC.

Sau một lần vớt đáy nhẹ, nhích cao hơn mức tham chiếu thì chỉ số VN-Index lại tụt đáy không phanh về mốc 1.037 điểm (-1,26%) và liên tục chao đảo nhẹ xung quanh mức này cho đến khi nghỉ trưa.

Sàn HOSE đã trải qua chuỗi ngày giảm điểm kéo dài liên tục trong gần 3 tuần giao dịch, sau khi chạm mức 1.204,99 điểm vào ngày 9/4, VN-Index chính thức mất tới 154 điểm tính đến hết phiên cuối tuần trước.

Gần đây, trước nhiều trường hợp nhà đầu tư nhảy vào thị trường nhằm bắt đáy nhưng lại bắt nhầm 'dao rơi' khiến nguồn cầu đã trở nên quá cẩn trọng, trong khi áp lực bán tháo liên tục tăng, khiến thanh khoản trở nên èo ọt, việc dò đáy càng khó khăn.

Dễ dàng nhận thấy nhất trong sáng nay là tình trạng bán tháo mạnh tại GAS PVD, hai cổ phiếu này đồng loạt quét sàn từ sớm. Đây là phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của GAS.

Trong Top mã chứng khoán có ảnh hưởng lớn nhất sàn có tới một nửa đã giảm giá khá mạnh như VIC giảm 4,4%, VNM giảm 0,1%, BID giảm 1,4%, CTG giảm 1,7%, GAS giảm sàn,…

Trong khi đó, không có mã chứng khoán lớn nào tăng trên 1%: MSN tăng 0,2%, VCB tăng 0,3%, SAB tăng 0,9&, VJC tăng 0,1%…

Chứng khoán 2/5: Đáy của VN-Index chưa phải mốc 1.030 điểm

Đến chiều, VN-Index tăng nhẹ trong nửa đầu thời gian. Nhiều nhà đầu tư cứ ngỡ đáy của chỉ số này chỉ dừng ở mức hỗ trợ 1.030 điểm. Ai ngờ về gần cuối phiên, VN-Index sẩy chân rơi xuống mức 1.026 điểm khi áp lực bán tháo lan rộng hơn. Chỉ số này đóng cửa tại mức 1029,08 điểm, giảm 21,18 điểm (-2,02%).

Thanh khoản hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi khối lượng giao dịch đạt 183 triệu đơn vị, tương ứng với 5,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 98 mã tăng giá, 185 mã giảm giá và 46 mã đứng giá. Trong đó có 6 mã tăng trần và 23 mã giảm sàn.

Trong top 10 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, có tới 9 mã giảm giá trên 3%. Trong đó, 3 mã giảm sàn gồm GAS, BID, CTG, góp tới gần -11 điểm ảnh hưởng vào mức giảm của VN-Index hôm nay.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài BID CTG giảm sàn thì các cổ phiếu còn lại cũng đều giảm rất mạnh gồm VCB giảm 3%, VPB giảm 4,11%, MBB giảm 2,01%, HDB giảm 1,87%, STB giảm 3,97%, EIB giảm 1,66%, 'tân binh' TPB cũng giảm 1,32%.

Phía trụ nâng đỡ thưa thớt, nổi bật nhất là PLX tăng trần, tương ứng với hơn 2 điểm ảnh hưởng. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp cổ phiếu này tăng trần.

Về khối lượng giao dịch, mã SBT (+1,66%) với lượng giao dịch đạt 7,96 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là ASM (giảm sàn) với 7,2 triệu đơn vị và HAG (giảm sàn) đạt hơn 6,79 triệu đơn vị.

Trong khi, BVH dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,5 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, NVL, VCB.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 3,9 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, BVH, NVL.

Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.

Cụ thể, PTL (CTCP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí) tăng 24,2 lần, PGD (CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí VN) tăng 17,4 lần, HMC (CTCP Kim khí TP.HCM – VNSTEEL) tăng 4,7 lần, ITA (CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo) tăng 4,1 lần.

HNX – VCS không đỡ nổi

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index duy trì sắc xanh vào nửa đầu phiên sáng nay, khi hầu hết các trụ lớn vẫn còn xanh. Tuy nhiên, đến gần 10h20, chỉ số này bắt đầu đào sâu hơn dưới mốc tham chiếu, cùng với đó lực nâng đỡ thiếu mất SHB, VCG. Cho đến trưa, chỉ số này tạm dừng ở mức 122,3 điểm (-0,28%).

Trụ nâng đỡ lớn chỉ còn ACB tăng 0,5%, VGC tăng 1,3% và VCS tăng 5,9%. Trong khi, phía ngược lại, PVS đỏ rực từ sớm, đến trưa giảm 2,7%, SHB giảm 2,6%, VCG giảm 1,6%,…

Đến chiều, chỉ số HNX-Index gần như đi ngang trong nửa đầu thời gian sau khi quay lại giao dịch. Kể từ 13h50, áp lực bán ra tăng mạnh ở hầu hết các mã chứng khoán lớn, khiến HNX-Index mất trụ và liên tục giảm sâu về gần mốc hỗ trợ 120 điểm.

Trụ nâng đỡ đáng kể lúc này chỉ còn lại VCS khi cố gắng kéo trở lại HNX-Index nhưng dường như ‘lực yếu thế cô’, khiến chỉ số này đóng cửa tại mức 120,97 điểm, giảm 1,67 điểm (-1,36%).

Chứng khoán 2/5: Đáy của VN-Index chưa phải mốc 1.030 điểm 1

Khối lượng giao dịch giảm tiếp 13% so với phiên trước, đạt gần 45,6 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,7 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 75 mã tăng giá, 108 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.

PVS (giảm sàn) là mã chứng khoáng tạo gánh nặng nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay, với -0,466 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 16 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, SHB (-4,39%) dẫn đầu khi đạt hơn 9,6 triệu đơn vị. PVS (giảm sàn) theo sau với 5,9 triệu đơn vị, HUT (-7,69%) đạt gần 3,24 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, VGC là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 550 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là SHB với 679,8 nghìn đơn vị.

Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm VMC, SDD, PGS.

Chứng khoán ngày 26/4: FRT chào sàn trong ngày thị trường bán tháo ồ ạt

Chứng khoán ngày 26/4: FRT chào sàn trong ngày thị trường bán tháo ồ ạt

Tài chính -  6 năm

Hiện tượng bán tháo xảy ra trong phiên giao dịch hôm nay tại cả 2 sàn. Các cổ phiếu lớn đa số giảm sâu.

Chứng khoán lao dốc nhà đầu tư lo ngại

Chứng khoán lao dốc nhà đầu tư lo ngại

Tài chính -  6 năm

Những phiên giảm điểm mạnh gần đây của các chỉ số chứng khoán có thể khiến các nhà đầu tư không hào hứng với các đợt IPO và niêm yết các doanh nghiệp mới.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  2 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  3 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  4 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  9 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  23 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.