Chứng khoán ngày 2/5: VN-Index tiếp tục lao về ngưỡng 1.000 điểm
Hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng và GAS đã giảm giá khá mạnh khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu.
Tuy lực cầu vẫn còn yếu nhưng dường như tín hiệu bắt đáy tại nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa nhất định về mặt tâm lý.
HOSE - Sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng
Áp lực bán ra vẫn tiếp tục ồ ạt trong sáng nay, nhiều mã giảm sàn từ sớm như NVL, GAS khiến chỉ số VN-Index bốc hơi 11 điểm tuyệt đối ngay trong đợt xác định giá mở cửa và đục thủng mức tròn điểm tiếp theo 1.020 điểm.
Sau đó, chỉ số này liên tục trồi sụt khi lực nâng đỡ yếu dần, cùng với đó là tình trạng khớp lệnh một cách uể oải trên thị trường. Đến 10h45, thời điểm hầu như các mã chứng khoán lớn đều đỏ rực, VN-Index rớt đáy sâu, đe dọa mốc 1.000 điểm, giảm tới 25 điểm tuyệt đối (-2,46%) so với tham chiếu.
Tuy nhiên, chúng ta dễ nhận thấy lực bắt đáy bắt đầu mạnh hơn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, kèm theo sự cải thiện trên biểu đồ giá của các mã chứng khoán lớn khác sau thời điểm này, giúp VN-Index vớt đáy nhanh chóng khi gần đến giờ nghỉ trưa và tạm dừng tại mức 1.14,57, chỉ còn giảm 15 điểm so với mốc tham chiếu (-1,41%).
Mức cải thiện này được coi là khá tốt khi đà giảm trước đó khá mạnh và sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế lớn khi có tới 215 mã giảm mà chỉ có 57 mã tăng giá.
Trong số ít ỏi các mã tăng giá trong sáng nay thì có ROS tăng 1,35%, SAB tăng 0,38%, MBB tăng 0,17%.
Phía giảm lại quá đông đảo gồm GAS giảm sàn, VRE giảm 2,4%, MSN giảm 0,3%, VCB giảm 0,2%, BID giảm 1,8%, CTG giảm 0,9%, VPB giảm 1,9%, …
Tuy lực cầu vẫn còn yếu nhưng dường như tín hiệu bắt đáy sáng nay tại nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa nhất định về mặt tâm lý. Thanh khoản của sàn cũng được cải thiện một phần, khi tăng tới 26% so với sáng qua. Tuy nhiên, trong đó, chủ yếu vẫn là đến từ VIC khi khối ngoại xả gần 1,4 triệu cổ phiếu ra thị trường.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index khởi sắc hơn. Mặc dù chao đảo khá mạnh trên biểu đồ giá vào nửa đầu thời gian, nhưng đến 14h, với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, lực cầu tăng mạnh hơn ở nhiều cổ phiếu khác, giúp VN-Index tăng mạnh lên gần mốc tham chiếu.
Gần đến lúc đóng cửa thì đà hồi phục bị hãm lại khiến chỉ số này đành đóng cửa tại mức 1.026,46 điểm, tăng 2,62 điểm (-0,25%).
Thanh khoản hồi phục khi khối lượng giao dịch tăng 11% so với hôm qua, đạt 203,6 triệu đơn vị, tương ứng với 6,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 125 mã tăng giá, 156 mã giảm giá và 50 mã đứng giá. Trong đó, có 6 mã tăng trần và 23 mã giảm sàn.
Sắc xanh đã trở lại chiếm đa số tại top 20 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, khi có tới 13 mã tăng giá. Trong đó, CTG (+6,42%) và VCB (+2,41%) là 2 mã đóng góp nhiều nhất cho việc hồi phục của VN-Index hôm nay, tương ứng với lần lượt 2,4 điểm và 1,85 điểm ảnh hưởng.
Phía ngược lại, GAS giảm sàn gần như cả phiên, tạo gánh nặng cho chỉ số chính tới -5 điểm ảnh hưởng. Đây là phiên giảm sàn thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu này. Theo sau là VJC khi giảm giá 3,68%, tương ứng với 1 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã CTG (+6,42%) với lượng giao dịch đạt 9,43 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HSG (giảm sàn) với 8,4 triệu đơn vị và STB (+3,01%) đạt gần 7,69 triệu đơn vị.
Trong khi, MBB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,88 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HCM, HPG, FPT.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 5,86 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, MBB, VIC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, CEE (CTCP Xây dựng Hạ tầng CII) tăng 5,8 lần, ATG (CTCP An Trường An) tăng 5,7 lần, HMC (CTCP Kim khí TP.HCM – VNSTEEL) tiếp tục nằm trong danh sách này khi tăng 4,5 lần.
HNX - ACB cứu một phiên giảm điểm
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index gần như không có trụ nâng đỡ chính khi hầu hết mã chứng khoán lớn đều mang sắc đỏ từ sớm gồm ACB, PVS, VCG, VCS.
Cho đến gần giờ nghỉ trưa, nhờ có VGC hồi phục mạnh trên biểu đồ giá khiến HNX-Index có cú vớt đáy nhẹ trước khi tạm dừng ở mức 119,96 điểm (-0,83%).
Các mã tạo áp lực lớn lên chỉ số này sáng nay gồm SHB giảm 1,83%, VCG giảm 5,68%, PVS giảm 0,61%, VCS giảm 1,83%. Trong khi, chỉ duy nhất VGC tăng 0,86% là trụ đỡ đáng kể.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index khởi sắc hơn. Nửa thời gian đầu, đà tăng không chắc chắn trên biểu đồ giá của ACB khiến chỉ số này chao đảo liên tục quanh mốc tham chiếu.
Kể từ 14h, lực cầu tăng mạnh, sắc xanh cũng lan rộng hơn, khiến HNX-Index từ từ đi lên và đóng cửa tại mức đỉnh ngày 122,51 điểm, tăng 1,53 điểm (+1,27%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 15% so với phiên trước, đạt gần 52,6 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,74 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 75 mã tăng giá, 108 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
ACB (+3,57%) là mã chứng khoáng đóng góp nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay, với 0,89 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 11 mã tăng giá kịch trần, 12 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+0,92%) dẫn đầu khi đạt hơn 13 triệu đơn vị. DST (0%) theo sau với 5,38 triệu đơn vị, PVS (+3,05%) đạt gần 4,18 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, APS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 423,2 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 660,2 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã VCR có khối lượng giao dịch đột biến, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng và GAS đã giảm giá khá mạnh khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu.
Hiện tượng bán tháo xảy ra trong phiên giao dịch hôm nay tại cả 2 sàn. Các cổ phiếu lớn đa số giảm sâu.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.