Khởi nghiệp
Chuyển đổi số: Giải pháp tình thế Covid-19 hay chiến lược dài hạn?
Covid-19 sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thích nghi và ứng phó, liệu đâu là cơ hội cho chúng ta ở thời điểm này?
TheLEADER đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Viển - Đồng sáng lập, Giám đốc khu vực phía Nam của Base.vn, đơn vị hiện đang cung cấp phần mềm quản trị cho gần 5.000 doanh nghiệp khách hàng, để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của Covid-19, cũng như nhìn nhận một cách khách quan những cơ hội mà nó đem lại.
Nhiều người so sánh cuộc khủng hoảng Covid-19 lần này với đại dịch SARS năm 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vậy ông đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế nói chung?
Ông Trần Văn Viển: Bản thân tôi không phải là người trực tiếp đứng trong 2 cuộc khủng hoảng 2003 và 2008, nhưng theo những số liệu được ghi lại thì có thể đánh giá bệnh dịch Covid-19 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn so với 2 cuộc khủng hoảng trước đó.
Theo nhiều dự đoán của các tổ chức thế giới tính đến ngày 14/4, Covid-19 có thể khiến GDP toàn cầu giảm 2,8%, một sự sụt giảm tồi tệ hơn nhiều so với mức giảm 1,1% được ghi nhận vào năm 2009. Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, Gita Gopinath cũng đã nhận định, các tác động của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước.
Tuy nhiên, nhìn nhận ở một khía cạnh khác thì đây là cơ hội để nền kinh tế có thể tái tạo lại, nếu chúng ta coi nó như một chu trình tất yếu, hay một sự chọn lọc tự nhiên. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì nó là cuộc Cách Mạng 4.0, và Covid-19 là một cú huých khiến chúng ta bị dồn vào tình thế buộc phải thay đổi.
Nói như vậy có nghĩa, doanh nghiệp nào không kịp thích ứng thì sẽ bị đào thải, thưa ông?
Ông Trần Văn Viển: Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ diễn ra tình huống: các doanh nghiệp yếu ớt sẽ bị loại bỏ, các nghiệp mạnh mẽ sẽ tồn tại hoặc trỗi dậy với tiềm lực tốt hơn. Cho nên sự thay thế này là điều tất yếu. Minh chứng là cuộc khủng hoảng 2003 đã tạo ra những tên tuổi lớn như: Taobao và JD.com - hiện đang là 2 công ty thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc. Và sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chúng ta đã nhìn thấy sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh mới như: Uber, Airbnb hay Grab.
Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp tưởng rằng mình đang khỏe mạnh, sức chống chịu tốt, nhưng khi dịch bệnh ập đến, chúng ta mới phát hiện ra những lỗ hổng trong hệ thống quản trị, hoặc mới nhận ra mình không đủ sức chống chịu qua dịch bệnh này
Do đó, nếu coi doanh nghiệp là một cơ thể sống, thì Covid-19 giống như một phép thử để xem hệ miễn dịch của chúng ta có đang thực sự khỏe mạnh hay không. Thậm chí là cơ hội để chúng ta rà soát, kiểm tra lại toàn bộ xem chúng ta có thể tối ưu được phần nào, làm tốt và cải thiện hơn ở những phần nào.
Bởi khi có biến cố, hoặc đau ốm, chúng ta mới đi xét nghiệm tổng quát, chứ không mấy ai có thói quen chăm sóc sức khỏe chủ động, hay tự giác đi khám sức khỏe thường xuyên.
Vậy theo ông, sức ép lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp là gì?
Ông Trần Văn Viển: Mỗi doanh nghiệp sẽ có một khó khăn riêng, tuy nhiên, tôi cho rằng có 2 bài toán lớn mà đa phần chúng ta đều đang phải đối mặt, thứ nhất là tài chính, thứ 2 là vận hành, và có những doanh nghiệp phải chịu sức ép từ cả hai.
Đối với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, hoặc không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thị trường, thì ít nhiều cũng gặp khó khăn khi chuyển đổi sang hình thức làm việc online. Việc thay đổi đột ngột này nếu không có sự chuẩn bị trước chắc chắn sẽ làm gián đoạn quá trình hoạt động của tổ chức, cũng có thể làm giảm hiệu suất làm việc
Đối với doanh nghiệp phải chịu sức ép về dòng tiền, hoặc không có nguồn thu, thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều bài toán khác như: vận hành ra sao, kế hoạch phát triển kinh doanh là gì, nhân sự phải cắt giảm bao nhiêu %, thậm chí còn phải chọn phương án "ngủ đông" chờ dịch kết thúc
Tuy nhiên, có một sức ép vô hình khác mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt đó chính là: thời gian. Chúng ta không biết được Covid-19 sẽ kéo dài đến bao giờ, nó còn gây ra những hậu quả gì, và vì chưa biết được diễn biến tiếp theo như thế nào, nên chúng ta không biết phải làm gì tiếp theo để đối phó. Thì đây chính là một loại sức ép.
Trong tình huống như thế này thì các doanh nghiệp nên làm gì để vượt qua, thưa ông?
Ông Trần Văn Viển: Cách tốt nhất là chuẩn bị sẵn nhiều kịch bản ứng phó, kể cả tình huống xấu nhất. Điều này sẽ giúp chúng ta luôn ở thế chủ động.
Bên cạnh đó là tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ để thay đổi cách thức vận hành và chuyển đổi sang mô hình làm việc online, nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ cán bộ nhân viên, trong khi doanh nghiệp vẫn đảm bảo được hoạt động hiệu quả
Nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, quan điểm của ông như thế nào? Theo ông, những thay đổi của doanh nghiệp ở thời điểm chỉ là giải pháp tình thế, hay một chiến lược dài hạn trong tương lai?
Ông Trần Văn Viển: Không thể phủ nhận Covid-19 đang tạo ra nhiều tiền đề cho quá trình chuyển đổi số về sau, ví như chúng ta phải vận hành online, phải tương tác nhiều hơn qua phần mềm, phải rà soát, tối ưu và đóng gói lại quy trình để cộng tác từ xa hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá xem đây là giải pháp tình thế, hay là một bước đi chiến lược về lâu dài thì còn phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp. Chúng ta cần phải làm rõ tâm thế và đặt đúng kỳ vọng trước bất cứ một cuộc chuyển đổi nào.
Còn theo quan điểm cá nhân tôi, để thực hiện chuyển đổi số thì nên bắt đầu từ chính nhu cầu nội tại của doanh nghiệp, thay vì những thúc ép từ phía bên ngoài. Kể cả việc lựa chọn công cụ, chúng tôi vẫn thường nói với khách hàng rằng, nó nên bắt nguồn từ chính nỗi đau mà doanh nghiệp gặp phải, thay vì một trào lưu của xã hội, hoặc sự hoảng loạn trước tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Có những doanh nghiệp làm việc online vốn dĩ phù hợp với văn hóa và đặc thù ngành nghề, nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ áp dụng online được một phần chứ không phải toàn bộ. Cho nên việc xác định rõ mục đích, tâm thế và kỳ vọng sẽ giúp chúng ta có những bước đi phù hợp. Nếu không chúng ta sẽ lãng phí nguồn lực thời gian, thậm chí đầu tư tiền vào những công nghệ không hiệu quả.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số chỉ là chỉ là giải pháp tình thế, thì bản thân tôi có ba lời khuyên.
Thứ nhất: Chỉ cần lựa chọn ngay một vài công cụ phù hợp với điều kiện làm việc và cách thức vận hành của doanh nghiệp, dễ sử dụng và có những tính năng cơ bản.
Thứ hai: Tập trung vào các nền tảng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin.
Thứ ba: Tận dụng triệt để những lợi ích mà các phần mềm miễn phí mang lại, chưa cần đầu tư cho những hệ thống lớn hơn.
Xin cảm ơn ông!
Với chủ đề "Doanh nghiệp số - Giải pháp tình thế hay xu hướng tất yếu" hội thảo trực tuyến được TheLEADER phối hợp cùng John&Partners, Base.vn sẽ diễn ra từ 10h00 đến 11h30 ngày 16/4/2020. Đăng ký tham gia tại đây.
TheLEADER phối hợp với John&Partners, Base.vn tổ chức hội thảo trực tuyến về doanh nghiệp số
Đầu tư startup y tế tăng kỷ lục
Trong khi nền kinh tế nói chung đều chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, lượng vốn đầu tư vào các startup y tế tăng kỷ lục và là mức cao nhất trong 10 năm qua.
Nền tảng việc làm TopCV nhận vốn 10 tỷ đồng từ NextTech
Từ nguồn vốn này, TopCV nhanh chóng ra mắt cổng tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa giúp người lao động tìm thêm các cơ hội gia tăng thu nhập mà không phải đến văn phòng.
Đây là giai đoạn startup phải đi cùng nhau
Ngay cả khi đối mặt với khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra, đại diện BSSC cho rằng, với tinh thần "chiến binh khởi nghiệp", các startup lẫn Trung tâm không chấp nhận buông xuôi các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
Startup bất động sản Homebase nhận vốn ngoại
Homebase chuyên cho vay mua nhà và đầu tư bất động sản. Người mua trả trước 1 phần, sau đó chuyển đến ở hoặc có thể cho thuê. Phần còn lại do Homebase thanh toán. Số tiền này được trả dần và cộng thêm khoản phí vay.
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
'Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường' và những cảm xúc đặc biệt trong ngày trao tặng tại tỉnh Quảng Nam
Vượt những cung đường hiểm trở, Tân Hiệp Phát đã tiếp tục mang học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” đến với hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Trong ngày tiếp nhận, hàng trăm phụ huynh cùng các em học sinh không khỏi xúc động và vui mừng.
Chuyển đổi số trong ngành xuất bản: Cơ hội và thách thức
Cùng khám phá xu hướng chuyển đổi số trong ngành xuất bản, tập trung vào chiến lược phát triển sách điện tử bản quyền của Alpha Books và Akishop tại Việt Nam.
Hanoi Melody Residences có mức giá tốt khiến người mua sốt sắng
Khi thị trường căn hộ Hà Nội chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá, thì tổ hợp căn hộ ngay tại nội đô là Hanoi Melody Residences lại ghi nhận mức giá tốt bất ngờ, dự kiến chỉ từ 58 triệu đồng/m2.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'
Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn
Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.