Chuyển đối số là thách thức hàng đầu trong quản trị sale & marketing
Hường Hoàng
Thứ tư, 20/07/2022 - 09:07
Trong thời đại công nghệ thông tin thay đổi với tốc độ nhanh chóng mặt như hiện tại, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị tụt lại phía sau. Trong đó, lĩnh vực sale & marketing có khả năng sẽ phải gánh chịu những thách thức lớn hơn cả.
Thách thức số
Vào ngày 15/7/2022 vừa rồi, Hội các nhà quản trị Việt Nam (VACD) đã tổ chức buổi Lễ kỉ niệm 15 năm thành lập và Tọa đàm thách thức Quản trị Doanh nghiệp 2020-2025 với sự góp mặt của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn.
Trong buổi tọa đàm, ông Lê Quốc Vinh, Phó chủ tịch CLB CSMO, trực thuộc VACD, cho biết hiện tại, lĩnh vực sales & marketing đang gặp phải rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, theo khảo sát của nhóm các nhà lãnh đạo thuộc CSMO, lĩnh vực sales và marketing tồn tại ba thách thức lớn nhất. Trong đó, chuyển đổi số là thách thức hàng đầu.
Ông Vinh cho biết: “Với chúng tôi, thách thức về chuyển đối số có thể nói là thách thức hàng đầu trong lĩnh vực sale & marketing. Chính vì ý thức rất rõ về điều đó, bản thân CLB CSMO chúng tôi đã thành lập “một mạng lưới ở trong mạng lưới” tức là mạng lưới về chuyển đổi số để có thể tập trung vào giải quyết những vấn đề này.”
Chuyển đối số trong lĩnh vực sale & marketing không chỉ là đầu tư về mặt công nghệ, sử dụng công nghệ mà vấn đề lớn nhất của ngành này chính là quản trị các mối quan hệ với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Giờ đây, doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ như thế nào? Nên đầu tư vào công nghệ với mức độ như thế nào để nâng cao và thậm chí là thay đổi cách doanh nghiệp quản trị mối quan hệ với khách hàng và tìm kiếm những khách hàng mới? Đó là những câu hỏi lớn.
Theo ông Vinh, sale & marketing là một trong những lĩnh vực có tốc độ thay đổi về công nghệ nhiều nhất. Trước khi nói đến Fintech và HRtech, thì Martech đã tồn tại từ rất lâu rồi. Đó chính là những nội dung được CSMO đưa ra và đẩy mạnh trong đại hội về sale & marketing trong suốt những năm vừa qua. Ngoài những hoạt động đó, vào tháng 11 này, CSMO sẽ tổ chức một đại hội về sale & marketing để bàn luận về một chủ đề rất nóng mà nhiều người rất quan tâm, đó là trải nghiệm số trong sale & marketing, nhằm giúp doanh nghiệp từng bước giải mã thách thức về chuyển đổi số.
Thách thức thứ hai cũng ảnh hưởng có rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đó là sự đối chọi giữa phương thức tư duy quản trị bằng dữ liệu (data-driven) và phương thức sử dụng trực giác của con người trong lĩnh vực marketing, truyền thông, bán hàng và kinh doanh. Ở đây có một sự mâu thuẫn nhưng cũng có sự bổ trợ lẫn nhau giữa dữ liệu và trực giác của con người.
Ngành sale & marketing cũng đã từng đưa ra một chủ đề rất thú vị: Sự hôn phối giữa công nghệ và sự sáng tạo của con người. Câu hỏi liệu công nghệ và dữ liệu có thể thay thế được trực giác của con người trong quản trị sale & marketing hay không vẫn là một chủ đề rất nóng, và thú vị được nhiều người tranh cãi. Tất nhiên, câu trả lời cho đến nay vẫn là doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả hai. Tuy nhiên, công nghệ rồi sẽ đổi thay, một ngày nào đó có thể trí tuệ nhân tạo sẽ có đủ lớn mạnh và có đủ khả năng thay thế rất nhiều hoạt động của con người. Chỉ cần nhìn vào câu chuyện ngày nay công nghệ đã thay thế con người trong việc tìm kiếm khách hàng nhiều đến thế nào, chúng ta đã có được một trong những ví dụ hết sức điển hình.
Văn hóa doanh nghiệp nhiều biến đổi
Thứ ba, theo ông Vinh, hiện tại các doanh nghiệp đang phải chịu nhiều thách thức về mặt nhân sự, nhất là sự thay đổi về văn hóa doanh nghệp. Không chỉ có những thay đổi rất lớn về mặt công nghệ, về thời cuộc (đại dịch Covid, những biến động trong xã hội, chiến tranh..), mà phương thức làm việc hiện tại cũng đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức. Mặc dù nhân sự và toàn bộ hệ thống trong đó có tác động rất lớn đến văn hóa doanh nghiệp nhưng vì cách chúng ta ứng xử và vận hành ngày hôm nay là bằng công nghệ và kết nối, vì vậyvăn hóa doanh nghiệp không còn được điều chỉnh bởi nhân sự mà được điều chỉnh bởi truyền thông nội bộ.
Rõ ràng, không chỉ có đại địch Covid khiến doanh nghiệp thay đổi mà mọi thứ ngày hôm nay yêu cầu doanh nghiệp phải có sự thay đổi về nhân sự. Cách chúng ta ứng xử tạo ra môi trường làm việc, do đó việc kết nối và thay đổi cách thức ứng xử có ý nghĩa rất nhiều đối với hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Theo ông Vinh, các doanh nghiệp vẫn chưa có được cách giải quyết, chính vì thế họ sẽ còn phải thay đổi và theo đuổi rất nhiều để có thể cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Ký kết hợp tác giữa Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) và Liên minh kinh doanh Trung Quốc - Asean (CABA) được kỳ vọng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập trong khu vực ASEAN thông qua các hoạt động trao đổi về thương mại và văn hoá, từ đó tạo mối liên kết vững chắc để các doanh nghiệp cùng vượt qua mọi thử thách, đồng thời tìm kiếm được nhiều cơ hội hơn.
Sau 12 năm, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) với nhiều nỗ lực đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nền quản trị tốt hơn cho đất nước.
Đại hội toàn thể lần thứ III của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam diễn ra chiều nay tại Hà Nội sẽ quy tụ gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản trị, nhà nghiên cứu là đại diện của hơn 2.000 hội viên trong cả nước có mục tiêu chung là vì một nền quản trị Việt Nam tốt hơn.
Bằng những hoạt động thiết thực, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) trong suốt 12 năm hình thành và phát triển vừa qua đã góp từng viên gạch nhỏ nhưng chắc để vươn tới mục tiêu xuyên suốt đã đặt ra là Vì một nền quản trị tốt hơn.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.